Cuối tuần trước, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã gửi đơn lên Bộ Kinh tế nước này yêu cầu Chính phủ tăng chi tiêu cho khoa học để tránh nguy cơ chảy máu chất xám ồ ạt.
Tuần hành qua nhiều con phố ở Madrid, họ phản đối việc chính phủ nước này cắt giảm mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) mà họ cho rằng đang buộc không ít nhà nghiên cứu phải ly hương.
Kể từ năm 2009, chi tiêu công của Tây Ban Nha cho R&D đã giảm 40%, khiến khu vực khoa học-công nghệ của nước này bị "bóp nghẹt." Trong "tâm thư" có chữ ký của hơn 40.000 người gửi chính phủ, giới khoa học kêu cứu và khẳng định ngành khoa học đang bên bờ vực sụp đổ, mà đây lại là nhân tố quan trọng trong "đơn thuốc" giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), đang nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách đang ngày một gia tăng, khiến nợ công thêm chồng chất. Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết nợ công của nước này trong quý 1 năm nay đã vọt lên mức cao kỷ lục, tương đương 88,2% GDP, tăng 15,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2012. Trước khi có thông tin này, hãng Standard & Poor's công bố nợ dài hạn của Tây Ban Nha được xếp ở mức - BBB, tức chỉ còn một bậc nữa là rớt xuống "dưới chuẩn."
Nợ của Tây Ban Nha bị đẩy lên một phần do chi phí cứu trợ ngành ngân hàng. Cho đến nay, Tây Ban Nha đã sử dụng 41,3 tỷ euro trong khoản cứu trợ 100 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) để vực dậy các ngân hàng ốm yếu, bị điêu đứng bởi các khoản nợ xấu khi bong bóng bất động sản xì nổ năm 2008.
Chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy cam kết tiết kiệm 150 tỷ euro (khoảng 195 tỷ USD) trong giai đoạn 2012-2014 thông qua một chương trình khắc khổ và đây là nguyên nhân khiến một loạt cuộc biểu tình bùng phát trên toàn quốc thời gian qua.
Tuy nhiên, kinh tế suy thoái sâu khiến nhiệm vụ của Mađrít trở nên ngày một khó khăn hơn, khi nguồn thu thuế của chính phủ giảm, chi phí an sinh xã hội tăng, nhất là chi phí cho đội quân thất nghiệp hiện đang chiếm hơn 27% lực lượng lao động.
Chính phủ Tây Ban Nha dự báo kinh tế nước này sẽ - 1,4% trong năm nay. Bất chấp kinh tế suy thoái, Madrid nhất trí với EU đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy định của liên minh này./.
Tuần hành qua nhiều con phố ở Madrid, họ phản đối việc chính phủ nước này cắt giảm mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) mà họ cho rằng đang buộc không ít nhà nghiên cứu phải ly hương.
Kể từ năm 2009, chi tiêu công của Tây Ban Nha cho R&D đã giảm 40%, khiến khu vực khoa học-công nghệ của nước này bị "bóp nghẹt." Trong "tâm thư" có chữ ký của hơn 40.000 người gửi chính phủ, giới khoa học kêu cứu và khẳng định ngành khoa học đang bên bờ vực sụp đổ, mà đây lại là nhân tố quan trọng trong "đơn thuốc" giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), đang nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách đang ngày một gia tăng, khiến nợ công thêm chồng chất. Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết nợ công của nước này trong quý 1 năm nay đã vọt lên mức cao kỷ lục, tương đương 88,2% GDP, tăng 15,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2012. Trước khi có thông tin này, hãng Standard & Poor's công bố nợ dài hạn của Tây Ban Nha được xếp ở mức - BBB, tức chỉ còn một bậc nữa là rớt xuống "dưới chuẩn."
Nợ của Tây Ban Nha bị đẩy lên một phần do chi phí cứu trợ ngành ngân hàng. Cho đến nay, Tây Ban Nha đã sử dụng 41,3 tỷ euro trong khoản cứu trợ 100 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) để vực dậy các ngân hàng ốm yếu, bị điêu đứng bởi các khoản nợ xấu khi bong bóng bất động sản xì nổ năm 2008.
Chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy cam kết tiết kiệm 150 tỷ euro (khoảng 195 tỷ USD) trong giai đoạn 2012-2014 thông qua một chương trình khắc khổ và đây là nguyên nhân khiến một loạt cuộc biểu tình bùng phát trên toàn quốc thời gian qua.
Tuy nhiên, kinh tế suy thoái sâu khiến nhiệm vụ của Mađrít trở nên ngày một khó khăn hơn, khi nguồn thu thuế của chính phủ giảm, chi phí an sinh xã hội tăng, nhất là chi phí cho đội quân thất nghiệp hiện đang chiếm hơn 27% lực lượng lao động.
Chính phủ Tây Ban Nha dự báo kinh tế nước này sẽ - 1,4% trong năm nay. Bất chấp kinh tế suy thoái, Madrid nhất trí với EU đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy định của liên minh này./.
Hoàng Giang (TTXVN)