Ngày 20/7, Hạ viện Tây Ban Nha đã bác bỏ một đề nghị về xem xét cấm phụ nữ mang mạng che mặt và khăn trùm kín đầu tại các địa điểm công cộng ở Tây Ban Nha.
Việc cấm này được hiểu là nhằm vào một số phụ nữ người Hồi giáo.
Đây là một đề nghị do Đảng Nhân dân bảo thủ đưa ra, cho rằng việc cấm phụ nữ mang mạng che mặt tại những địa điểm công cộng là cần thiết, chủ yếu vì lý do an ninh. Họ cho rằng việc mang mạng che mặt sẽ gây trở ngại cho việc kiểm soát an ninh và hải quan.
Vấn đề cấm mang khăn trùm kín đầu cũng như mạng che mặt tại các địa điểm công cộng đã được một số nước châu Âu xem xét trong thời gian qua.
Gần đây nhất, ngày 13/7, Hạ viện Pháp đã thông qua một dự luật cấm phụ nữ mang mạng che mặt tại các địa điểm công cộng ở Pháp. Các nhà lập pháp ở Pháp, nước có số người Hồi giáo sinh sống đông nhất ở châu Âu, cho rằng đây là một dự luật nhằm tăng cường sự bình đẳng và hòa nhập xã hội của phụ nữ.
Trước đó, tháng Tư vừa qua, Hạ viện Bỉ cũng thông qua nghị quyết ủng hộ lệnh cấm mang mạng che mặt tại các địa điểm công cộng ở nước này. Tuy nhiên, lệnh cấm này ở Pháp và Bỉ vẫn chưa có hiệu lực do còn phải chờ thượng viện thông qua trong thời gian tới.
Dư luận cho rằng đây là một vấn đề nhạy cảm và hiện đang vấp phải sự phản ứng của một số tổ chức của người Hồi giáo vì họ cho rằng việc cấm này là sự "xúc phạm đối với người Hồi giáo."/.
Việc cấm này được hiểu là nhằm vào một số phụ nữ người Hồi giáo.
Đây là một đề nghị do Đảng Nhân dân bảo thủ đưa ra, cho rằng việc cấm phụ nữ mang mạng che mặt tại những địa điểm công cộng là cần thiết, chủ yếu vì lý do an ninh. Họ cho rằng việc mang mạng che mặt sẽ gây trở ngại cho việc kiểm soát an ninh và hải quan.
Vấn đề cấm mang khăn trùm kín đầu cũng như mạng che mặt tại các địa điểm công cộng đã được một số nước châu Âu xem xét trong thời gian qua.
Gần đây nhất, ngày 13/7, Hạ viện Pháp đã thông qua một dự luật cấm phụ nữ mang mạng che mặt tại các địa điểm công cộng ở Pháp. Các nhà lập pháp ở Pháp, nước có số người Hồi giáo sinh sống đông nhất ở châu Âu, cho rằng đây là một dự luật nhằm tăng cường sự bình đẳng và hòa nhập xã hội của phụ nữ.
Trước đó, tháng Tư vừa qua, Hạ viện Bỉ cũng thông qua nghị quyết ủng hộ lệnh cấm mang mạng che mặt tại các địa điểm công cộng ở nước này. Tuy nhiên, lệnh cấm này ở Pháp và Bỉ vẫn chưa có hiệu lực do còn phải chờ thượng viện thông qua trong thời gian tới.
Dư luận cho rằng đây là một vấn đề nhạy cảm và hiện đang vấp phải sự phản ứng của một số tổ chức của người Hồi giáo vì họ cho rằng việc cấm này là sự "xúc phạm đối với người Hồi giáo."/.
(TTXVN/Vietnam+)