Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/3 cho biết tàu vũ trụ Messenger (Thông điệp) chuẩn bị bay vào quỹ đạo của Sao Thủy trong một sứ mệnh nghiên cứu chưa từng có từ trước đến nay đối với hành tinh nhỏ bé gần với Trái Đất nhất.
Trong một tuyên bố, NASA cho biết tàu Messenger sẽ cách khoảng 46,14 triệu kilômét từ Mặt Trời và 155,06 triệu kilômét từ Trái Đất khi nó hướng tới quỹ đạo của Sao Thủy.
"Tàu Messenger sẽ bay vào quỹ đạo Soa Thủy vào hồi 8:45PM (00:45 GMT) khi đạt lực đẩy lớn nhất." - tuyên bố của NASA.
Tàu vũ trụ Messenger đã được NASA phóng vào vũ trụ ngày 3/8/2004 và đã trải qua quãng đường khoảng 4,9 tỷ dặm trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Tàu đã thực hiện 15 vòng bay quanh Mặt trời và đang tiến gần đến sao Thủy.
Đây sẽ là tàu vũ trụ thứ 2 của NASA thực hiện chuyến khảo sát hành tinh gần Mặt trời nhất trong Thái dương hệ của chúng ta. Trước đó, tàu Mariner 10 đã đến thăm sao Thủy vào năm 1975.
Tàu Messenger có kích thước chỉ lớn hơn một tủ lạnh cỡ trung. Tàu mang theo 1 từ kế, 1 camera và 4 quang phổ kế. Messenger sẽ trải qua 1 năm bay quanh quỹ đạo của sao Thủy và ghi lại hình ảnh về hành tinh nhỏ nhất trong Thái dương hệ này.
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ (chỉ lớn hơn hành tinh lùn Sao Diêm Vương). Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ -2,0 đến 5,5, nhưng vì quá gần Mặt Trời nên sự quan sát hành tinh này qua viễn vọng kính hay qua các kỹ thuật khác rất khó khăn và ít khi thực hiện được.
Sao Thủy có một cấu tạo gồm 70% kim loại và 30% chất silicat. Sắt chiếm một tỉ lệ rất lớn trong cấu tạo kim loại của Sao Thủy - tỉ lệ cao nhất trong các hành tinh của Thái Dương Hệ. Ở giữa tâm của Sao Thủy là một lõi hình cầu bằng sắt chiếm 42% thể tích của hành tinh và tạo ra từ trường cho hành tinh này, bằng khoảng 1% của Trái Đất. Phần đất và đá ở phía trên của lõi dầy vào khoảng 600km.
Trong một tuyên bố, NASA cho biết tàu Messenger sẽ cách khoảng 46,14 triệu kilômét từ Mặt Trời và 155,06 triệu kilômét từ Trái Đất khi nó hướng tới quỹ đạo của Sao Thủy.
"Tàu Messenger sẽ bay vào quỹ đạo Soa Thủy vào hồi 8:45PM (00:45 GMT) khi đạt lực đẩy lớn nhất." - tuyên bố của NASA.
Tàu vũ trụ Messenger đã được NASA phóng vào vũ trụ ngày 3/8/2004 và đã trải qua quãng đường khoảng 4,9 tỷ dặm trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Tàu đã thực hiện 15 vòng bay quanh Mặt trời và đang tiến gần đến sao Thủy.
Đây sẽ là tàu vũ trụ thứ 2 của NASA thực hiện chuyến khảo sát hành tinh gần Mặt trời nhất trong Thái dương hệ của chúng ta. Trước đó, tàu Mariner 10 đã đến thăm sao Thủy vào năm 1975.
Tàu Messenger có kích thước chỉ lớn hơn một tủ lạnh cỡ trung. Tàu mang theo 1 từ kế, 1 camera và 4 quang phổ kế. Messenger sẽ trải qua 1 năm bay quanh quỹ đạo của sao Thủy và ghi lại hình ảnh về hành tinh nhỏ nhất trong Thái dương hệ này.
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ (chỉ lớn hơn hành tinh lùn Sao Diêm Vương). Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ -2,0 đến 5,5, nhưng vì quá gần Mặt Trời nên sự quan sát hành tinh này qua viễn vọng kính hay qua các kỹ thuật khác rất khó khăn và ít khi thực hiện được.
Sao Thủy có một cấu tạo gồm 70% kim loại và 30% chất silicat. Sắt chiếm một tỉ lệ rất lớn trong cấu tạo kim loại của Sao Thủy - tỉ lệ cao nhất trong các hành tinh của Thái Dương Hệ. Ở giữa tâm của Sao Thủy là một lõi hình cầu bằng sắt chiếm 42% thể tích của hành tinh và tạo ra từ trường cho hành tinh này, bằng khoảng 1% của Trái Đất. Phần đất và đá ở phía trên của lõi dầy vào khoảng 600km.
Một số thông số của Sao Thủy Sao Thủy quay quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 36 triệu dặm (58 triệu km). Điểm cận nhật và viễn nhật ở 29 triệu và 44 triệu dặm (47 triệu đến 71 triệu km); Sao Thủy mất 88 ngày để quay quanh Mặt Trời; Một ngày Sao Thủy dài bằng 59 ngày Trái Đất; Với bán kính chỉ 4,880 km, khoảng 38% bán kính Trái Đất. |
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)