Tàu thăm dò Messenger (Sứ giả) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 18/3 lần đầu tiên trong lịch sử ngành thiên văn đã "trượt" thành công vào quỹ đạo xung quanh Sao Thủy, sau hành trình sáu năm để tới hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời này.
Để có thể bay vào quỹ đạo Sao Thủy, động cơ chính của tàu đã được khởi động để giảm tốc độ tàu trong 15 phút, một động tác cần sử dụng 1/3 số nhiên liệu dự trữ ban đầu.
Sau khi bay vào quỹ đạo Sao Thủy, các thiết bị trên tàu bắt đầu hoạt động từ ngày 24/3 và những bức ảnh đầu tiên chụp từ quỹ đạo sẽ được thực hiện ngày 29/3, tức là 11 ngày sau khi tàu "gắn" vào quỹ đạo. Khi đó, tàu sẽ nằm ở cực Nam của Sao Thủy để tiếp tục hoạt động thu thập hình ảnh về hành tinh này.
Tàu thăm dò Messenger được NASA phóng đi tháng 8/2004 trong một dự án có tổng trị giá lên tới 446 triệu USD. Để tiết kiệm nhiên liệu, tàu được phóng đi bằng "đường vòng" và tiến vào quỹ đạo Sao Thủy bằng một loạt thủ thuật, như điều chỉnh hướng bay và giảm vận tốc bằng lực hấp dẫn của các hành tinh.
Cho tới nay, tàu Messenger đã bay được hơn 7,8 tỷ km, bay hơn 15 vòng quanh Mặt Trời. Trong hành trình của mình, tàu đã bay qua Trái Đất một lần, hai lần bay qua Sao Kim và ba lần bay qua chính Sao Thủy.
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời. Cho tới nay con người mới chỉ biết rất ít về hành tinh này. Bản đồ toàn phần đầu tiên của Sao Thủy mới chỉ được xây dựng năm 2009 bằng các dữ liệu của tàu thăm dò "Mariner-10" nghiên cứu hành tinh này trong những năm 70 thế kỉ 20, cũng như tàu Messenger.
Hiện Sao Thủy là hành tinh duy nhất trong các hành tinh nhìn thấy được bằng mắt thường không có vệ tinh nhân tạo./.
Để có thể bay vào quỹ đạo Sao Thủy, động cơ chính của tàu đã được khởi động để giảm tốc độ tàu trong 15 phút, một động tác cần sử dụng 1/3 số nhiên liệu dự trữ ban đầu.
Sau khi bay vào quỹ đạo Sao Thủy, các thiết bị trên tàu bắt đầu hoạt động từ ngày 24/3 và những bức ảnh đầu tiên chụp từ quỹ đạo sẽ được thực hiện ngày 29/3, tức là 11 ngày sau khi tàu "gắn" vào quỹ đạo. Khi đó, tàu sẽ nằm ở cực Nam của Sao Thủy để tiếp tục hoạt động thu thập hình ảnh về hành tinh này.
Tàu thăm dò Messenger được NASA phóng đi tháng 8/2004 trong một dự án có tổng trị giá lên tới 446 triệu USD. Để tiết kiệm nhiên liệu, tàu được phóng đi bằng "đường vòng" và tiến vào quỹ đạo Sao Thủy bằng một loạt thủ thuật, như điều chỉnh hướng bay và giảm vận tốc bằng lực hấp dẫn của các hành tinh.
Cho tới nay, tàu Messenger đã bay được hơn 7,8 tỷ km, bay hơn 15 vòng quanh Mặt Trời. Trong hành trình của mình, tàu đã bay qua Trái Đất một lần, hai lần bay qua Sao Kim và ba lần bay qua chính Sao Thủy.
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời. Cho tới nay con người mới chỉ biết rất ít về hành tinh này. Bản đồ toàn phần đầu tiên của Sao Thủy mới chỉ được xây dựng năm 2009 bằng các dữ liệu của tàu thăm dò "Mariner-10" nghiên cứu hành tinh này trong những năm 70 thế kỉ 20, cũng như tàu Messenger.
Hiện Sao Thủy là hành tinh duy nhất trong các hành tinh nhìn thấy được bằng mắt thường không có vệ tinh nhân tạo./.
(TTXVN/Vietnam+)