Tại Công văn số 10609/BGTVT-ATGT, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ tàu cao tốc cánh ngầm phải lắp đặt hệ thống tự động nhận dạng (AIS) trên tàu để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến, luồng đồng thời cũng khống chế tốc độ chạy tàu nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.
Nhận dạng để giám sát
Qua kết quả kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng trong tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), Trưởng đoàn kiểm tra cho biết, đoàn kiểm tra phát hiện một số tàu gắn thiết bị giám sát hành trình của ôtô. Do đó, khi tàu rời bến, hành trình của tàu lại được hiển thị trên đường bộ trong khi tuyến đường thuỷ nội địa chưa có bản đồ số nên rất khó khi xác định vị trí, hành trình của tàu.
“Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì công tác cứu hộ sẽ không kịp thời… Ngoài ra, hoạt động giám sát, quản lý của các cảng vụ, các đơn vị quản lý luồng, bến cũng còn nhiều bất cập,” vị Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông cho hay.
Ngay sau khi hoàn tất kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại 3 tỉnh nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn yêu cầu các chủ tàu (công ty) khai thác tàu cao tốc cánh ngầm lắp đặt hệ thống AIS trên tàu để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến luồng.
Theo đó, chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước khi đưa tàu vào hoạt động trở lại. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm hai máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước ngày 1/11/2013.
“Thiết bị AIS lắp trên tàu phải thỏa mãn tiêu chuẩn hiện hành, được kết nối với hệ thống kiểm soát của các Cảng vụ Hàng hải khu vực và việc kết nối này phải được các Cảng vụ Hàng hải xác nhận,” Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
[Siết quản lý hoạt động dịch vụ tàu cao tốc chở khách]
Ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những địa phương quản lý nhiều tàu cao tốc cánh ngầm nhất cả nước cho biết, khi các tàu cánh ngầm có lắp hệ thống AIS, Cảng vụ hàng hải sẽ quản lý được về tuyến hành trình, tốc độ, vị trí, khuyến cáo hoặc phát hiện các vi phạm về tốc độ… trên tuyến luồng hàng hải cũng như phát hiện kịp thời tình trạng bất thường như sự cố máy, lái… tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý phương tiện trong khu vực.
Giải thích về điều này, ông Sang đưa ra dẫn chứng, thông qua màn hình AIS, Cảng vụ và chủ tàu có thể phát hiện được các tàu có trang bị AIS trên toàn bộ khu vực tuyến luồng (hướng, tốc độ, vị trí), từ đó phát hiện được các tàu cánh ngầm khác để chủ động tránh va.
Bên cạnh đó, các chủ tàu sẽ nhận được các thông tin cần thiết từ cảng vụ về tình hình giao thông trên luồng để biết được vị trí, tốc độ nhằm phục vụ công tác điều phối kế hoạch chạy tàu; khắc phục được các hạn chế của thiết bị giám sát hành trình cũng như khi không có mạng internet để theo dõi trên thiết bị giám sát.
“Ngay sau khi Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ tàu khai thác tàu cao tốc cánh ngầm bắt buộc lắp hệ thống AIS trên tàu nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng phục vụ thì các chủ tàu đều rất ủng hộ chủ trương này,” ông Sang khẳng định.
Khống chế tốc độ
Nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu hoạt động, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hải Phòng quy định các khu vực khống chế tốc độ của tàu cao tốc cánh ngầm trên luồng hàng hải với thời gian hoàn thành trước ngày 31/10/2013.
“Các cơ quan liên quan như Cục Đường thủy nội đia, Cục Đăng kiểm, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải phải thường xuyên theo dõi, giám sát hành trình của tàu cao tốc cánh ngầm thông qua hệ thống AIS; tăng cường kiểm tra tàu biển, phương tiện thủy nội địa neo đậu, xem xét, chấp thuận phương án đưa tàu vào vị trí an toàn, tránh va trôi hoặc chờ ứng cứu khi tàu bị sự cố chết máy trên luồng (do chủ tàu trình); khảo sát công bố luồng và lắp đặt báo hiệu đối với đoạn luồng phao,” Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Ngoài ra, Cảng vụ Đường thủy nội địa trực thuộc trang bị VHF (thiết bị tần số) để liên lạc với phương tiện đang hoạt động trên luồng; thông báo thời gian xuất bến của tàu cao tốc cánh ngầm cho Cảng vụ Đường thủy nội địa tại bến đến; không cấp giấy phép rời cảng, bến cho tàu cao tốc cánh ngầm khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Vụ Vận tải tiếp tục rà soát toàn bộ các nội dung liên quan đến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT cho phù hợp với tình hình thực tế; trình Bộ trưởng ban hành trong Quý I năm 2014./.
Nhận dạng để giám sát
Qua kết quả kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng trong tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), Trưởng đoàn kiểm tra cho biết, đoàn kiểm tra phát hiện một số tàu gắn thiết bị giám sát hành trình của ôtô. Do đó, khi tàu rời bến, hành trình của tàu lại được hiển thị trên đường bộ trong khi tuyến đường thuỷ nội địa chưa có bản đồ số nên rất khó khi xác định vị trí, hành trình của tàu.
“Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì công tác cứu hộ sẽ không kịp thời… Ngoài ra, hoạt động giám sát, quản lý của các cảng vụ, các đơn vị quản lý luồng, bến cũng còn nhiều bất cập,” vị Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông cho hay.
Ngay sau khi hoàn tất kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại 3 tỉnh nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn yêu cầu các chủ tàu (công ty) khai thác tàu cao tốc cánh ngầm lắp đặt hệ thống AIS trên tàu để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến luồng.
Theo đó, chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước khi đưa tàu vào hoạt động trở lại. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm hai máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước ngày 1/11/2013.
“Thiết bị AIS lắp trên tàu phải thỏa mãn tiêu chuẩn hiện hành, được kết nối với hệ thống kiểm soát của các Cảng vụ Hàng hải khu vực và việc kết nối này phải được các Cảng vụ Hàng hải xác nhận,” Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
[Siết quản lý hoạt động dịch vụ tàu cao tốc chở khách]
Ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những địa phương quản lý nhiều tàu cao tốc cánh ngầm nhất cả nước cho biết, khi các tàu cánh ngầm có lắp hệ thống AIS, Cảng vụ hàng hải sẽ quản lý được về tuyến hành trình, tốc độ, vị trí, khuyến cáo hoặc phát hiện các vi phạm về tốc độ… trên tuyến luồng hàng hải cũng như phát hiện kịp thời tình trạng bất thường như sự cố máy, lái… tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý phương tiện trong khu vực.
Giải thích về điều này, ông Sang đưa ra dẫn chứng, thông qua màn hình AIS, Cảng vụ và chủ tàu có thể phát hiện được các tàu có trang bị AIS trên toàn bộ khu vực tuyến luồng (hướng, tốc độ, vị trí), từ đó phát hiện được các tàu cánh ngầm khác để chủ động tránh va.
Bên cạnh đó, các chủ tàu sẽ nhận được các thông tin cần thiết từ cảng vụ về tình hình giao thông trên luồng để biết được vị trí, tốc độ nhằm phục vụ công tác điều phối kế hoạch chạy tàu; khắc phục được các hạn chế của thiết bị giám sát hành trình cũng như khi không có mạng internet để theo dõi trên thiết bị giám sát.
“Ngay sau khi Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ tàu khai thác tàu cao tốc cánh ngầm bắt buộc lắp hệ thống AIS trên tàu nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng phục vụ thì các chủ tàu đều rất ủng hộ chủ trương này,” ông Sang khẳng định.
Khống chế tốc độ
Nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu hoạt động, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hải Phòng quy định các khu vực khống chế tốc độ của tàu cao tốc cánh ngầm trên luồng hàng hải với thời gian hoàn thành trước ngày 31/10/2013.
“Các cơ quan liên quan như Cục Đường thủy nội đia, Cục Đăng kiểm, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải phải thường xuyên theo dõi, giám sát hành trình của tàu cao tốc cánh ngầm thông qua hệ thống AIS; tăng cường kiểm tra tàu biển, phương tiện thủy nội địa neo đậu, xem xét, chấp thuận phương án đưa tàu vào vị trí an toàn, tránh va trôi hoặc chờ ứng cứu khi tàu bị sự cố chết máy trên luồng (do chủ tàu trình); khảo sát công bố luồng và lắp đặt báo hiệu đối với đoạn luồng phao,” Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Ngoài ra, Cảng vụ Đường thủy nội địa trực thuộc trang bị VHF (thiết bị tần số) để liên lạc với phương tiện đang hoạt động trên luồng; thông báo thời gian xuất bến của tàu cao tốc cánh ngầm cho Cảng vụ Đường thủy nội địa tại bến đến; không cấp giấy phép rời cảng, bến cho tàu cao tốc cánh ngầm khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Vụ Vận tải tiếp tục rà soát toàn bộ các nội dung liên quan đến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT cho phù hợp với tình hình thực tế; trình Bộ trưởng ban hành trong Quý I năm 2014./.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đang chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy cao tốc chở khách tại Việt Nam. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã trình 2 phương án quy định niên hạn sử dụng tàu cao tốc chở khách, thời hạn áp dụng và cách tính tuổi tàu. Cụ thể, ý kiến tham vấn của các Sở Giao thông vận tải, các Bộ, ngành và các cơ quan quản lý liên quan cho rằng, tất cả các phương tiện thủy cao tốc chở khách nên quy định niên hạn sử dụng không quá 25 năm. Mặt khác, ý kiến của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố lại đề xuất niên hạn sử dụng của tàu cánh ngầm không quá 21 năm; tàu đệm khí không quá 18 năm; các phương tiện thủy cao tốc chở khách khác không quá 25 năm. |
Việt Hùng (Vietnam+)