Nhiều phương tiện thủy nội địa, không được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, tình trạng kỹ thuật kém, chở quá tải, thuyền viên chưa có ý thức chấp hành giao thông đã dẫn đến nguy cơ tai nạn hàng hải và số lượng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài tăng.
“Vì thế, đội tàu biển Việt Nam vẫn là đối tượng kiểm tra được ‘ưu tiên’ đặc biệt tại nhiều cảng của các nước,” Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá.
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo sáu tháng đầu năm của Cục Hàng hải Việt Nam.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn
So với 6 tháng đầu năm 2011 thì tình hình tai nạn Hàng hải xảy ra đã giảm rõ rệt là 13 vụ (20/33), số người chết giảm 1 người và số người mất tích giảm 2 người.
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 20 vụ tai nạn, trong đó có 9 vụ tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng biển (6 vụ tai nạn liên quan đến Hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu) và 11 vụ tai nạn xảy ra trên biển và ngoài vùng nước cảng biển; 3 vụ tai nạn liên quan đến phương tiện thủy nội địa xảy ra trong vùng nước cảng biển làm chết 3 người, 6 vụ tai nạn liên quan đến tàu biển nước ngoài. 6 phương tiện thủy bị chìm, đắm do tai nạn hàng hải (3 tàu hàng, 3 phương tiện thủy nội địa).
Trong 20 vụ tai nạn hàng hải có 4 vụ tàu bị sự cố kỹ thuật dẫn đến mất khả năng điều động gây ra tai nạn hàng hải; 1 vụ tàu bị khiếm khuyết ẩn tì gây nứt vỏ tàu; 14 vụ tai nạn do thuyền viên không thực hiện tốt công tác cảnh giới và điều động tránh va không hợp lý và 1 vụ tai nạn lao động. Các cảng vụ đã thực hiện điều tra và kết luận 16 vụ tai nạn; còn 4 vụ không tiến hành điều tra vì tai nạn nhẹ, các tàu tự thương lượng với nhau.
Qua nghiên cứu và phân tích nguyên nhân, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, các tai nạn hàng hải do Hoa tiêu hàng hải chưa tuân thủ những quy định, nội quy cảng biển, dẫn tàu chạy quá tốc độ, chủ quan chưa tính toán được hết các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khi điều động tàu ra vào cầu; chưa làm hết trách nhiệm, nghĩa vụ của hoa tiêu trong quá trình dẫn tàu.
“Nhiều phương tiện thủy nội địa, không được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, tình trạng kỹ thuật kém, chở quá tải, thuyền viên thiếu kinh nghiệm trong điều động tàu và chưa có ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông,” Cục Hàng hải đánh giá.
Bên cạnh đó, sỹ quan, thuyền viên của tàu còn hạn chế về trình độ, chưa làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng máy móc trang thiết bị, chưa chú trọng công tác huấn luyện thực tập thường xuyên, thiếu sự tuân thủ đầy đủ các quy định về hành hải như: cảnh giới, tốc độ an toàn, tác nghiệp tránh va trong luồng hẹp và khi hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa hạn chế, đèn hiệu...
30 tàu bị lưu giữ tại nước ngoài
Trong 6 tháng đầu năm, số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011 là 14 lượt tàu (30/44), trong khi số lượt tàu bị kiểm tra không giảm đi nhiều.
Chính quyền cảng các nước đã kiểm tra 434 lượt tàu biển Việt Nam, trong đó 30 lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài có 457 khiếm khuyết (68,82% khiếm khuyết lưu giữ liên quan đến trang thiết bị của tàu; 15% khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ, tài liệu của tàu; 16,13% khiếm khuyết lưu giữ liên quan đến việc vận hành của thuyền viên).
Trong 30 lượt tàu bị lưu giữ này đa phần các tàu hoạt động tại nước ngoài trong thời gian dài, chưa trở về Việt Nam để các Cảng vụ Hàng hải thực hiện kiểm tra.
“Đội tàu biển Việt Nam vẫn là đối tượng kiểm tra được ‘ưu tiên’, đặc biệt là tại nhiều cảng của các nước như Trung Quốc (kiểm tra 87 lượt, lưu giữ 18 lượt tàu), Indonesia (kiểm tra 101 lượt, lưu giữ 6 lượt),” Cục Hàng hải cho biết.
Lý giải cho việc này, Cục Hàng hải đánh giá, với tình hình khủng hoảng kinh tế kéo dài nên công tác cung cấp vật tư, phụ tùng cho tàu duy tu bảo dưỡng rất hạn chế dẫn đến tình trạng kỹ thuật của tàu không đáp ứng được các yêu cầu quy định và không cung cấp đủ các ấn phẩm hàng hải. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tàu bị lưu giữ.
Ngoài ra, việc thực hiện Bộ luật quản lý an toàn Quốc tế về khai thác tàu an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm (ISM) của chủ tàu và thuyền viên chưa tốt. Tình trạng thuyền viên không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng dẫn đến tinh thần làm việc yếu, ý thức kỷ luật kém (tình trạng chủ tàu/công ty quản lý khai thác tàu bỏ rơi tàu và thuyền viên tăng mạnh trong thời gian qua).
Tuy nhiên, theo phản ánh của chủ tàu, một phần cũng do yếu tố khách quan là hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực của sỹ quan kiểm tra nhà nước tại cảng biển của một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.
Ông Đỗ Đức Tiến, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết: “Số lượng tàu biển bị lưu giữ giảm so với cùng kỳ năm trước là nhờ sự thay đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộ cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, đánh giá tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế sau khi Bộ trưởng có Chỉ thị 09/CT-BGTVT về tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại cảng nước ngoài.”
Để hạn chế tình trạng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài, Cục Hàng hải đã yêu cầu tất cả các chủ tàu có tàu bị lưu giữ báo cáo giải trình về việc tàu bị lưu giữ và biện pháp đã khắc phục.
“Đối với những tàu bị lưu giữ ở nước ngoài khi về cảng biển Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải sẽ tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân lưu giữ và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan,” ông Tiến cho hay.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng tỏ ra băn khoăn khi cường độ kiểm tra hầu hết tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế trước khi rời cảng cũng là chưa phù hợp với thực tế.
“Các tàu khi bị lưu giữ ở nước ngoài đã được sửa chữa, khắc phục hết các khiếm khuyết mới được rời cảng, như vậy về mặt lý thuyết tàu đã tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Do đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ kiểm tra, đánh giá lại tàu đối với những tàu có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng có tính hệ thống và các Cảng vụ Hàng hải giảm tần suất kiểm tra đối với những tàu hoạt động chuyên tuyến hoặc đã được kiểm tra PSC (có thể thời gian kiểm tra tháng/lần),” ông Tiến kiến nghị./.
“Vì thế, đội tàu biển Việt Nam vẫn là đối tượng kiểm tra được ‘ưu tiên’ đặc biệt tại nhiều cảng của các nước,” Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá.
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo sáu tháng đầu năm của Cục Hàng hải Việt Nam.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn
So với 6 tháng đầu năm 2011 thì tình hình tai nạn Hàng hải xảy ra đã giảm rõ rệt là 13 vụ (20/33), số người chết giảm 1 người và số người mất tích giảm 2 người.
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 20 vụ tai nạn, trong đó có 9 vụ tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng biển (6 vụ tai nạn liên quan đến Hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu) và 11 vụ tai nạn xảy ra trên biển và ngoài vùng nước cảng biển; 3 vụ tai nạn liên quan đến phương tiện thủy nội địa xảy ra trong vùng nước cảng biển làm chết 3 người, 6 vụ tai nạn liên quan đến tàu biển nước ngoài. 6 phương tiện thủy bị chìm, đắm do tai nạn hàng hải (3 tàu hàng, 3 phương tiện thủy nội địa).
Trong 20 vụ tai nạn hàng hải có 4 vụ tàu bị sự cố kỹ thuật dẫn đến mất khả năng điều động gây ra tai nạn hàng hải; 1 vụ tàu bị khiếm khuyết ẩn tì gây nứt vỏ tàu; 14 vụ tai nạn do thuyền viên không thực hiện tốt công tác cảnh giới và điều động tránh va không hợp lý và 1 vụ tai nạn lao động. Các cảng vụ đã thực hiện điều tra và kết luận 16 vụ tai nạn; còn 4 vụ không tiến hành điều tra vì tai nạn nhẹ, các tàu tự thương lượng với nhau.
Qua nghiên cứu và phân tích nguyên nhân, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, các tai nạn hàng hải do Hoa tiêu hàng hải chưa tuân thủ những quy định, nội quy cảng biển, dẫn tàu chạy quá tốc độ, chủ quan chưa tính toán được hết các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khi điều động tàu ra vào cầu; chưa làm hết trách nhiệm, nghĩa vụ của hoa tiêu trong quá trình dẫn tàu.
“Nhiều phương tiện thủy nội địa, không được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, tình trạng kỹ thuật kém, chở quá tải, thuyền viên thiếu kinh nghiệm trong điều động tàu và chưa có ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông,” Cục Hàng hải đánh giá.
Bên cạnh đó, sỹ quan, thuyền viên của tàu còn hạn chế về trình độ, chưa làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng máy móc trang thiết bị, chưa chú trọng công tác huấn luyện thực tập thường xuyên, thiếu sự tuân thủ đầy đủ các quy định về hành hải như: cảnh giới, tốc độ an toàn, tác nghiệp tránh va trong luồng hẹp và khi hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa hạn chế, đèn hiệu...
30 tàu bị lưu giữ tại nước ngoài
Trong 6 tháng đầu năm, số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011 là 14 lượt tàu (30/44), trong khi số lượt tàu bị kiểm tra không giảm đi nhiều.
Chính quyền cảng các nước đã kiểm tra 434 lượt tàu biển Việt Nam, trong đó 30 lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài có 457 khiếm khuyết (68,82% khiếm khuyết lưu giữ liên quan đến trang thiết bị của tàu; 15% khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ, tài liệu của tàu; 16,13% khiếm khuyết lưu giữ liên quan đến việc vận hành của thuyền viên).
Trong 30 lượt tàu bị lưu giữ này đa phần các tàu hoạt động tại nước ngoài trong thời gian dài, chưa trở về Việt Nam để các Cảng vụ Hàng hải thực hiện kiểm tra.
“Đội tàu biển Việt Nam vẫn là đối tượng kiểm tra được ‘ưu tiên’, đặc biệt là tại nhiều cảng của các nước như Trung Quốc (kiểm tra 87 lượt, lưu giữ 18 lượt tàu), Indonesia (kiểm tra 101 lượt, lưu giữ 6 lượt),” Cục Hàng hải cho biết.
Lý giải cho việc này, Cục Hàng hải đánh giá, với tình hình khủng hoảng kinh tế kéo dài nên công tác cung cấp vật tư, phụ tùng cho tàu duy tu bảo dưỡng rất hạn chế dẫn đến tình trạng kỹ thuật của tàu không đáp ứng được các yêu cầu quy định và không cung cấp đủ các ấn phẩm hàng hải. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tàu bị lưu giữ.
Ngoài ra, việc thực hiện Bộ luật quản lý an toàn Quốc tế về khai thác tàu an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm (ISM) của chủ tàu và thuyền viên chưa tốt. Tình trạng thuyền viên không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng dẫn đến tinh thần làm việc yếu, ý thức kỷ luật kém (tình trạng chủ tàu/công ty quản lý khai thác tàu bỏ rơi tàu và thuyền viên tăng mạnh trong thời gian qua).
Tuy nhiên, theo phản ánh của chủ tàu, một phần cũng do yếu tố khách quan là hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực của sỹ quan kiểm tra nhà nước tại cảng biển của một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.
Ông Đỗ Đức Tiến, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết: “Số lượng tàu biển bị lưu giữ giảm so với cùng kỳ năm trước là nhờ sự thay đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộ cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, đánh giá tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế sau khi Bộ trưởng có Chỉ thị 09/CT-BGTVT về tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại cảng nước ngoài.”
Để hạn chế tình trạng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài, Cục Hàng hải đã yêu cầu tất cả các chủ tàu có tàu bị lưu giữ báo cáo giải trình về việc tàu bị lưu giữ và biện pháp đã khắc phục.
“Đối với những tàu bị lưu giữ ở nước ngoài khi về cảng biển Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải sẽ tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân lưu giữ và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan,” ông Tiến cho hay.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng tỏ ra băn khoăn khi cường độ kiểm tra hầu hết tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế trước khi rời cảng cũng là chưa phù hợp với thực tế.
“Các tàu khi bị lưu giữ ở nước ngoài đã được sửa chữa, khắc phục hết các khiếm khuyết mới được rời cảng, như vậy về mặt lý thuyết tàu đã tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Do đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ kiểm tra, đánh giá lại tàu đối với những tàu có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng có tính hệ thống và các Cảng vụ Hàng hải giảm tần suất kiểm tra đối với những tàu hoạt động chuyên tuyến hoặc đã được kiểm tra PSC (có thể thời gian kiểm tra tháng/lần),” ông Tiến kiến nghị./.
Việt Hùng (Vietnam+)