Sau khi có thông tin có thể rùa tai đỏ sẽ “gặm” mai “cụ rùa” Hồ Gươm, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã đưa ra những phương pháp để diệt dòng sinh vật ngoại lai này.
Một đại diện của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho hay, các phương pháp sẽ được tiến hành thử nghiệm ở một hồ trong khu vực Văn Miếu Quốc Tử giám. Sau khi có kết quả tốt sẽ đưa vào áp dụng tại Hồ Gươm để diệt rùa tai đỏ. Thời gian thử nghiệm sẽ rơi vào thời điểm sau Tết Nguyên đán.
Theo đó, các phương pháp bắt rùa tai đỏ được đề xuất là bắt bằng lồng đặt chìm dưới nước. Những chiếc lồng có thể làm bằng nhựa hoặc inox, thức ăn dùng để “nhử” rùa tai đỏ sẽ được nghiên cứu để không gây ô nhiễm cho hồ.
Ngoài ra, có thể dùng bè nổi để rùa tai đỏ bò lên, phía dưới có sẵn lưới. Sau khi rùa bò lên trên phơi nắng, sẽ rung giật cho rùa rơi xuống rồi kéo lưới lên thu gom.
Đây đều là những phương pháp được đánh giá là an toàn, bảo đảm hệ sinh thái trong hồ.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Phó giáo sư Hà Đình Đức, chuyên gia nghiên cứu về rùa cho hay, các biện pháp trên dù không diệt được rùa tai đỏ, nhưng cũng sẽ làm giảm số lượng rùa tai đỏ ở Hồ Gươm.
Tuy nhiên, ông Đức cũng khuyến cáo các biện pháp trên cần được thử nghiệm kỹ lưỡng, cải tiến phù hợp với Hồ Gươm để vừa bảo đảm tiêu chí diệt rùa tai đỏ, nhưng cũng không ảnh hưởng tới hoạt động văn hóa ở khu vực này.
Khi được hỏi, liệu có cách nào bắt được hết rùa tai đỏ ở Hồ Gươm mà không ảnh hưởng tới cụ rùa cũng như môi trường sinh thái nơi đây, ông Đức thẳng thắn cho biết điều này là không thể. Bởi, muốn sạch rùa tai đỏ, chỉ có thể… tát cạn, vét bùn và phơi khô.
Mà nếu tát cạn, đương nhiên hệ sinh thái trong hồ sẽ bị đe dọa, nên phương án này là... bất khả thi.
Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam thì đưa ra thêm phương pháp để diệt rùa tai đỏ như cần tổ chức cho các em học sinh dùng vợt để bắt rùa tai đỏ khi chúng lên bờ phơi nắng.
Với phương thức dùng bẫy của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đưa ra, ông Huỳnh cho hay cần phải nghiên cứu xem bẫy đặt ở đâu thì phù hợp. Bên cạnh đó, trong bẫy không được dùng mồi là thức ăn thối bởi nó ảnh hưởng đến “cụ rùa” và hệ sinh thái trong hồ Hoàn Kiếm.
Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á cũng cho rằng, tất cả những phương pháp bắt trên không thể làm sạch rùa tai đỏ tại Hồ Gươm. “Có lẽ, cách bắt hết rùa tai đỏ duy nhất là phải… tát cạn hồ,” ông Hà nói.
Đương nhiên, việc tát cạn Hồ Gươm sẽ là không thể, bởi nó làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, đặc biệt là nơi sống của “cụ rùa.” Bởi vậy, các chuyên gia đều cho rằng, có thể sử dụng các biện pháp đánh bắt kể trên trong một thời gian dài và làm nghiêm túc để giảm thiểu rùa tai đỏ.
Ngoài ra, cần phải đi thu gom và diệt trứng rùa tai đỏ cũng như ngăn chặn, tuyên truyền đến người dân không được phép mang rùa tai đỏ phóng sinh tại Hồ Gươm cũng như các hồ khác./.
Một đại diện của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho hay, các phương pháp sẽ được tiến hành thử nghiệm ở một hồ trong khu vực Văn Miếu Quốc Tử giám. Sau khi có kết quả tốt sẽ đưa vào áp dụng tại Hồ Gươm để diệt rùa tai đỏ. Thời gian thử nghiệm sẽ rơi vào thời điểm sau Tết Nguyên đán.
Theo đó, các phương pháp bắt rùa tai đỏ được đề xuất là bắt bằng lồng đặt chìm dưới nước. Những chiếc lồng có thể làm bằng nhựa hoặc inox, thức ăn dùng để “nhử” rùa tai đỏ sẽ được nghiên cứu để không gây ô nhiễm cho hồ.
Ngoài ra, có thể dùng bè nổi để rùa tai đỏ bò lên, phía dưới có sẵn lưới. Sau khi rùa bò lên trên phơi nắng, sẽ rung giật cho rùa rơi xuống rồi kéo lưới lên thu gom.
Đây đều là những phương pháp được đánh giá là an toàn, bảo đảm hệ sinh thái trong hồ.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Phó giáo sư Hà Đình Đức, chuyên gia nghiên cứu về rùa cho hay, các biện pháp trên dù không diệt được rùa tai đỏ, nhưng cũng sẽ làm giảm số lượng rùa tai đỏ ở Hồ Gươm.
Tuy nhiên, ông Đức cũng khuyến cáo các biện pháp trên cần được thử nghiệm kỹ lưỡng, cải tiến phù hợp với Hồ Gươm để vừa bảo đảm tiêu chí diệt rùa tai đỏ, nhưng cũng không ảnh hưởng tới hoạt động văn hóa ở khu vực này.
Khi được hỏi, liệu có cách nào bắt được hết rùa tai đỏ ở Hồ Gươm mà không ảnh hưởng tới cụ rùa cũng như môi trường sinh thái nơi đây, ông Đức thẳng thắn cho biết điều này là không thể. Bởi, muốn sạch rùa tai đỏ, chỉ có thể… tát cạn, vét bùn và phơi khô.
Mà nếu tát cạn, đương nhiên hệ sinh thái trong hồ sẽ bị đe dọa, nên phương án này là... bất khả thi.
Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam thì đưa ra thêm phương pháp để diệt rùa tai đỏ như cần tổ chức cho các em học sinh dùng vợt để bắt rùa tai đỏ khi chúng lên bờ phơi nắng.
Với phương thức dùng bẫy của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đưa ra, ông Huỳnh cho hay cần phải nghiên cứu xem bẫy đặt ở đâu thì phù hợp. Bên cạnh đó, trong bẫy không được dùng mồi là thức ăn thối bởi nó ảnh hưởng đến “cụ rùa” và hệ sinh thái trong hồ Hoàn Kiếm.
Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á cũng cho rằng, tất cả những phương pháp bắt trên không thể làm sạch rùa tai đỏ tại Hồ Gươm. “Có lẽ, cách bắt hết rùa tai đỏ duy nhất là phải… tát cạn hồ,” ông Hà nói.
Đương nhiên, việc tát cạn Hồ Gươm sẽ là không thể, bởi nó làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, đặc biệt là nơi sống của “cụ rùa.” Bởi vậy, các chuyên gia đều cho rằng, có thể sử dụng các biện pháp đánh bắt kể trên trong một thời gian dài và làm nghiêm túc để giảm thiểu rùa tai đỏ.
Ngoài ra, cần phải đi thu gom và diệt trứng rùa tai đỏ cũng như ngăn chặn, tuyên truyền đến người dân không được phép mang rùa tai đỏ phóng sinh tại Hồ Gươm cũng như các hồ khác./.
Kỳ Dương (Vietnam+)