Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sau hơn 20 năm đàm phán đầy cam go, tuyến đường ống dẫn khí đốt dài 1.800km, nối một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất ở Trung Á với thị trường khát năng lượng Nam Á, đã tiến một bước gần hơn tới hiện thực, đánh dấu một chương mới chưa từng có trong mối quan hệ giữa hai khu vực.
Công ty Gail Ltd của Ấn Độ và Công ty Inter State Gas System Ltd. của Pakistan mới đây đã ký Thỏa thuận mua bán khí đốt với Turkmenistan, theo đó quốc gia Trung Á này sẽ cung cấp 90 triệu m3 khí đốt tự nhiên mỗi ngày cho Nam Á thông qua tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ (TAPI).
Afghanistan cũng đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác khí đốt dài hạn với Turkmenistan. Thỏa thuận mua bán khí đốt giữa Afghanistan và Turkmenistan dự kiến sẽ sớm được hoàn thành trong thời gian tới.
Bước tiếp theo là bốn quốc gia tham gia TAPI sẽ thu hút các đối tác thương mại để xây dựng, cấp vốn và vận hành đường ống dẫn có tổng chi phí ít nhất 7,6 tỷ USD theo thời giá năm 2008.
Tổng giám đốc Vụ Trung Á và Tây Á của ADB, Klaus Gerhaeusser, đánh giá sự kiện trên là một dấu mốc lịch sử chưa từng có trong quan hệ hợp tác khu vực.
Ông Klaus Gerhaeusser nhấn mạnh TAPI là một minh chứng cho sự hợp tác cùng có lợi cho các bên tham gia, khi một bên sẽ đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu của mình ngoài các thị trường truyền thống là Nga, Iran, Trung Quốc, còn một bên sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu năng lượng cần thiết của mình cho phát triển.
Ông Klaus Gerhaeusser cho biết phần lớn khí đốt xuất khẩu từ Turkmenistan sẽ giúp đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh ở Ấn Độ và Pakistan - hai nền kinh tế lớn nhất Nam Á và có nhu cầu năng lượng được dự báo sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay vào năm 2030, trong khi phần còn lại sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu điện kinh niên tại Afghanistan. Vì vậy, có thể gọi đó là "đường ống của hòa bình và thịnh vượng.”
Trên cương vị Ban thư ký TAPI từ năm 2002, ADB đã đóng vai trò hàng đầu trong việc phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đàm phán TAPI trong 10 năm qua./.
Công ty Gail Ltd của Ấn Độ và Công ty Inter State Gas System Ltd. của Pakistan mới đây đã ký Thỏa thuận mua bán khí đốt với Turkmenistan, theo đó quốc gia Trung Á này sẽ cung cấp 90 triệu m3 khí đốt tự nhiên mỗi ngày cho Nam Á thông qua tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ (TAPI).
Afghanistan cũng đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác khí đốt dài hạn với Turkmenistan. Thỏa thuận mua bán khí đốt giữa Afghanistan và Turkmenistan dự kiến sẽ sớm được hoàn thành trong thời gian tới.
Bước tiếp theo là bốn quốc gia tham gia TAPI sẽ thu hút các đối tác thương mại để xây dựng, cấp vốn và vận hành đường ống dẫn có tổng chi phí ít nhất 7,6 tỷ USD theo thời giá năm 2008.
Tổng giám đốc Vụ Trung Á và Tây Á của ADB, Klaus Gerhaeusser, đánh giá sự kiện trên là một dấu mốc lịch sử chưa từng có trong quan hệ hợp tác khu vực.
Ông Klaus Gerhaeusser nhấn mạnh TAPI là một minh chứng cho sự hợp tác cùng có lợi cho các bên tham gia, khi một bên sẽ đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu của mình ngoài các thị trường truyền thống là Nga, Iran, Trung Quốc, còn một bên sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu năng lượng cần thiết của mình cho phát triển.
Ông Klaus Gerhaeusser cho biết phần lớn khí đốt xuất khẩu từ Turkmenistan sẽ giúp đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh ở Ấn Độ và Pakistan - hai nền kinh tế lớn nhất Nam Á và có nhu cầu năng lượng được dự báo sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay vào năm 2030, trong khi phần còn lại sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu điện kinh niên tại Afghanistan. Vì vậy, có thể gọi đó là "đường ống của hòa bình và thịnh vượng.”
Trên cương vị Ban thư ký TAPI từ năm 2002, ADB đã đóng vai trò hàng đầu trong việc phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đàm phán TAPI trong 10 năm qua./.
Việt Tú (TTXVN)