Theo Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), số liệu thống kê về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Na Uy trong 3 tháng đầu năm 2012 đạt 128,6 triệu USD.
Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Na Uy đạt 81,9 triệu USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2011 và nhập khẩu đạt 46,7 triệu USD, tăng 33,7%.
Thặng dư thương mại giữa hai nước đạt 35,2 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo các chuyên gia, nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu, mặt hàng đạt giá trị cao nhất là giày dép với 23,6 triệu USD, tăng 0,1%. Tiếp đến là dệt may 12,3 triệu USD tăng 12,8%; đồ gỗ trang trí nội thất đạt 7,6 triệu USD tăng 6,2%; hải sản đạt 4,2 triệu USD tăng 18,5%; thủ công mỹ nghệ đạt 1,6 triệu USD giảm 1%; hạt điều đạt 1,9 triệu USD giảm 69%.
Cũng theo Vụ Xuất Nhập khẩu, Na Uy là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam. Thông qua Na Uy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa hàng hóa sang các nước Bắc Âu, nhất là Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA - gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Ireland...). Trong đó, các doanh nghiệp nên tập trung vào các mặt hàng mà thị trường Na Uy có nhu cầu cao và Việt Nam có thế mạnh như giày dép, hải sản, dệt may, đồ gỗ trang trí nội thất, rau quả và hạt điều./.
Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Na Uy đạt 81,9 triệu USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2011 và nhập khẩu đạt 46,7 triệu USD, tăng 33,7%.
Thặng dư thương mại giữa hai nước đạt 35,2 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo các chuyên gia, nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu, mặt hàng đạt giá trị cao nhất là giày dép với 23,6 triệu USD, tăng 0,1%. Tiếp đến là dệt may 12,3 triệu USD tăng 12,8%; đồ gỗ trang trí nội thất đạt 7,6 triệu USD tăng 6,2%; hải sản đạt 4,2 triệu USD tăng 18,5%; thủ công mỹ nghệ đạt 1,6 triệu USD giảm 1%; hạt điều đạt 1,9 triệu USD giảm 69%.
Cũng theo Vụ Xuất Nhập khẩu, Na Uy là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam. Thông qua Na Uy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa hàng hóa sang các nước Bắc Âu, nhất là Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA - gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Ireland...). Trong đó, các doanh nghiệp nên tập trung vào các mặt hàng mà thị trường Na Uy có nhu cầu cao và Việt Nam có thế mạnh như giày dép, hải sản, dệt may, đồ gỗ trang trí nội thất, rau quả và hạt điều./.
Uyên Hương (TTXVN)