Sáng 10/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2011 và triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2012.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương những kết quả Vinacomin đã đạt được; trong đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 30%, chỉ đứng sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo đảm việc làm và cải thiện đời sống cho 138.000 lao động là một cố gắng rất lớn của tập đoàn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong điều kiện thu xếp các nguồn vốn gặp nhiều khó khăn nhưng tập đoàn đã tập trung đầu tư các mỏ mới để chuẩn bị cho tương lai; đồng thời, chú trọng đầu tư hiện đại hóa 24 hệ thống đo, kiểm soát khí metan trong các hầm lò; đầu tư cho đội cấp cứu mỏ, xây dựng chương trình an toàn lao động xuống từng cơ sở sản xuất, từng tổ đội.
Trước nhiệm vụ tiếp tục kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, Phó Thủ tướng khẳng định năm nay tiếp tục là năm Tập đoàn chuyển đổi cơ cấu, đủ điều kiện tăng tốc phát triển nhằm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2011-2015 với mục tiêu An toàn-Đổi mới-Tăng trưởng-Hiệu quả.
Phó Thủ tướng yêu cầu Vinacomin tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, tập trung vốn cho công tác thăm dò, điều tra cơ bản để đánh giá trữ lượng than ở Quảng Ninh và Đồng bằng sông Hồng nhằm phát triển lâu dài, bền vững; đồng thời, phối hợp tốt với địa phương trong quản lý than trái phép và than thổ phỉ. "Đây là cuộc đấu tranh hết sức bền bỉ cần các ngành chức năng cùng vào cuộc," Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng lưu ý Tập đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác an toàn lao động ở tất cả các đơn vị; tiếp tục đầu tư nâng cấp thiết bị, hệ thống quản lý trong công tác phòng chống cháy nổ và thiết bị an toàn mỏ...
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển Điện 7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Tập đoàn phải xác định là đầu mối nhập khẩu than cho sản xuất điện, nhập chủng loại than nào và tập trung đầu tư cảng trung chuyển than với mục tiêu đến năm 2015 nhập khẩu 10 triệu tấn than và đến năm 2020 là 65 triệu tấn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành coi đào tạo nguồn nhân lực là trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, tập trung chuyên môn hóa, đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường sự phối hợp, phát huy nội lực của các đơn vị trong việc chế tạo sản xuất và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cơ khí trong ngành, đồng thời phát huy vai trò kinh doanh thương mại theo hướng chuyển giao công nghệ, tăng nội địa hoá nhất là thiết bị hầm lò nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.
Năm 2011, Vinacomin sản xuất 48,2 triệu tấn than, đóng góp 6,7 tỷ kWh vào hệ thống điện quốc gia..., với tổng doanh thu gần 93.970 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch năm và tăng 16% so với năm 2010. Riêng lợi nhuận đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 11% so với kế hoạch. Người lao động có việc làm ổn định với mức lương bình quân 7,8 triệu đồng/người/tháng, trong đó sản xuất than 8 triệu đồng/người/tháng, tăng 7%.
Nhiệm vụ của Vinacomin trong năm 2012 là tiêu thụ 45,5 triệu tấn than, tăng 1 triệu tấn so với năm 2011; trong đó tiêu thụ trong nước 31-32 triệu tấn và xuất khẩu 13,5-14,5 triệu tấn. Ngoài việc tập trung thăm dò, đánh giá trữ lượng than-khoáng sản để sớm hoàn thành thăm dò vùng than Quảng Ninh, các khoáng sản như đồng và khoáng sản quan trọng khác phục vụ cho kế hoạch năm 2012, giai đoạn đến năm 2015 cũng như sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành, Tập đoàn còn đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới phù hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm - coi đây là giải pháp quyết định tăng trưởng của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, ngành quyết liệt áp dụng cơ giới hóa rộng rãi phù hợp với từng điều kiện khoáng sàng ở các mỏ hầm lò; áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác ở các mỏ có điều kiện phù hợp để có những lò chợ công suất cao từ 500.000-1.500.000 tấn/năm; lựa chọn công nghệ hợp lý để khai thác các vỉa mỏng đến 0,8m..../.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương những kết quả Vinacomin đã đạt được; trong đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 30%, chỉ đứng sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo đảm việc làm và cải thiện đời sống cho 138.000 lao động là một cố gắng rất lớn của tập đoàn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong điều kiện thu xếp các nguồn vốn gặp nhiều khó khăn nhưng tập đoàn đã tập trung đầu tư các mỏ mới để chuẩn bị cho tương lai; đồng thời, chú trọng đầu tư hiện đại hóa 24 hệ thống đo, kiểm soát khí metan trong các hầm lò; đầu tư cho đội cấp cứu mỏ, xây dựng chương trình an toàn lao động xuống từng cơ sở sản xuất, từng tổ đội.
Trước nhiệm vụ tiếp tục kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, Phó Thủ tướng khẳng định năm nay tiếp tục là năm Tập đoàn chuyển đổi cơ cấu, đủ điều kiện tăng tốc phát triển nhằm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2011-2015 với mục tiêu An toàn-Đổi mới-Tăng trưởng-Hiệu quả.
Phó Thủ tướng yêu cầu Vinacomin tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, tập trung vốn cho công tác thăm dò, điều tra cơ bản để đánh giá trữ lượng than ở Quảng Ninh và Đồng bằng sông Hồng nhằm phát triển lâu dài, bền vững; đồng thời, phối hợp tốt với địa phương trong quản lý than trái phép và than thổ phỉ. "Đây là cuộc đấu tranh hết sức bền bỉ cần các ngành chức năng cùng vào cuộc," Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng lưu ý Tập đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác an toàn lao động ở tất cả các đơn vị; tiếp tục đầu tư nâng cấp thiết bị, hệ thống quản lý trong công tác phòng chống cháy nổ và thiết bị an toàn mỏ...
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển Điện 7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Tập đoàn phải xác định là đầu mối nhập khẩu than cho sản xuất điện, nhập chủng loại than nào và tập trung đầu tư cảng trung chuyển than với mục tiêu đến năm 2015 nhập khẩu 10 triệu tấn than và đến năm 2020 là 65 triệu tấn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành coi đào tạo nguồn nhân lực là trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, tập trung chuyên môn hóa, đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường sự phối hợp, phát huy nội lực của các đơn vị trong việc chế tạo sản xuất và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cơ khí trong ngành, đồng thời phát huy vai trò kinh doanh thương mại theo hướng chuyển giao công nghệ, tăng nội địa hoá nhất là thiết bị hầm lò nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.
Năm 2011, Vinacomin sản xuất 48,2 triệu tấn than, đóng góp 6,7 tỷ kWh vào hệ thống điện quốc gia..., với tổng doanh thu gần 93.970 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch năm và tăng 16% so với năm 2010. Riêng lợi nhuận đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 11% so với kế hoạch. Người lao động có việc làm ổn định với mức lương bình quân 7,8 triệu đồng/người/tháng, trong đó sản xuất than 8 triệu đồng/người/tháng, tăng 7%.
Nhiệm vụ của Vinacomin trong năm 2012 là tiêu thụ 45,5 triệu tấn than, tăng 1 triệu tấn so với năm 2011; trong đó tiêu thụ trong nước 31-32 triệu tấn và xuất khẩu 13,5-14,5 triệu tấn. Ngoài việc tập trung thăm dò, đánh giá trữ lượng than-khoáng sản để sớm hoàn thành thăm dò vùng than Quảng Ninh, các khoáng sản như đồng và khoáng sản quan trọng khác phục vụ cho kế hoạch năm 2012, giai đoạn đến năm 2015 cũng như sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành, Tập đoàn còn đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới phù hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm - coi đây là giải pháp quyết định tăng trưởng của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, ngành quyết liệt áp dụng cơ giới hóa rộng rãi phù hợp với từng điều kiện khoáng sàng ở các mỏ hầm lò; áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác ở các mỏ có điều kiện phù hợp để có những lò chợ công suất cao từ 500.000-1.500.000 tấn/năm; lựa chọn công nghệ hợp lý để khai thác các vỉa mỏng đến 0,8m..../.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)