Thông báo kết luận phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2011, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, nhất là việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1 của Chính phủ.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu đầu tư công được thực hiện tích cực và đạt những kết quả bước đầu.
Theo ông Vũ Đức Đam, Chính phủ đánh giá, CPI 2 tháng đầu năm chỉ tăng 2,31%, thấp nhất trong nhiều năm qua, cộng thêm một số yếu tố khác như thanh khoản ngân hàng, tỷ giá, cán cân ngoại tệ được cải thiện, chứng khoán, huy động trái phiếu tốt lên. Đây là thời cơ chín muồi để giảm lãi suất vì thông thường, CPI tháng 1 thường chiếm khoảng một nửa CPI cả năm.
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ động sử dụng các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật để hạ lãi suất. Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải công bố giảm lãi suất ngay sau phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ.
Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng cần quyết liệt chỉ đạo điều hành để giữ vững sự ổn định về tỷ giá; có lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp với tình hình thực tế, dứt khoát điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, thực hiện điều hành giá cả những mặt hàng thiết yếu này vừa bảo đảm mục tiêu theo cơ chế giá thị trường vừa đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Phát biểu tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết đã đến lúc đồng loạt giảm tất cả các lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động ở mức 1%. Ông Nguyễn Văn Bình cũng cam kết, sẽ công bố thông tin về trần lãi suất trong thời điểm thích hợp.
Ngoài ra, cuối năm 2011, lãi suất cho vay đã giảm được một phần về 17-19%. Hai tháng đầu năm 2012, tình hình tiếp tục diễn biến tích cực.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng thông tin, những ngày này, lãi suất liên ngân hàng với các tổ chức tín dụng lành mạnh chiếm 90% thị phần đã giảm xuống chỉ còn phổ biến 7% đến 14% một năm.
Phần không lành mạnh gồm 9 ngân hàng (chiếm 6% thị phần), đang phải đi vay vốn từ các ngân hàng khác với mức lãi suất cao, lên tới 18-20% một năm.
Ông Nguyễn Văn Bình khẳng định, từ số liệu nói trên có thể thấy các ngân hàng không lành mạnh gần như không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
Hiện tại, mức trần lãi suất huy động đối với tiền gửi VND kỳ hạn 1 tháng trở lên tại các ngân hàng thương mại cao nhất là 14% một năm, dưới 1 tháng là 6%. Tiền gửi USD cao nhất 2% một năm.
Cũng tại buổi họp báo, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng cho biết thêm Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ban ngành, cần có các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp trong nước phát triển và hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh huy động các nguồn vốn trong nước với nhiều hình thức đầu tư; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký mới và tăng thêm vốn; đẩy nhanh giải ngân vốn FDI và ODA để tranh thủ nguồn lực, tạo việc làm phục vụ phát triển kinh tế; bảo đảm vốn đầu tư những công trình thiết yếu phục vụ dân sinh và sản xuất./.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu đầu tư công được thực hiện tích cực và đạt những kết quả bước đầu.
Theo ông Vũ Đức Đam, Chính phủ đánh giá, CPI 2 tháng đầu năm chỉ tăng 2,31%, thấp nhất trong nhiều năm qua, cộng thêm một số yếu tố khác như thanh khoản ngân hàng, tỷ giá, cán cân ngoại tệ được cải thiện, chứng khoán, huy động trái phiếu tốt lên. Đây là thời cơ chín muồi để giảm lãi suất vì thông thường, CPI tháng 1 thường chiếm khoảng một nửa CPI cả năm.
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ động sử dụng các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật để hạ lãi suất. Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải công bố giảm lãi suất ngay sau phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ.
Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng cần quyết liệt chỉ đạo điều hành để giữ vững sự ổn định về tỷ giá; có lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp với tình hình thực tế, dứt khoát điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, thực hiện điều hành giá cả những mặt hàng thiết yếu này vừa bảo đảm mục tiêu theo cơ chế giá thị trường vừa đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Phát biểu tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết đã đến lúc đồng loạt giảm tất cả các lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động ở mức 1%. Ông Nguyễn Văn Bình cũng cam kết, sẽ công bố thông tin về trần lãi suất trong thời điểm thích hợp.
Ngoài ra, cuối năm 2011, lãi suất cho vay đã giảm được một phần về 17-19%. Hai tháng đầu năm 2012, tình hình tiếp tục diễn biến tích cực.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng thông tin, những ngày này, lãi suất liên ngân hàng với các tổ chức tín dụng lành mạnh chiếm 90% thị phần đã giảm xuống chỉ còn phổ biến 7% đến 14% một năm.
Phần không lành mạnh gồm 9 ngân hàng (chiếm 6% thị phần), đang phải đi vay vốn từ các ngân hàng khác với mức lãi suất cao, lên tới 18-20% một năm.
Ông Nguyễn Văn Bình khẳng định, từ số liệu nói trên có thể thấy các ngân hàng không lành mạnh gần như không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
Hiện tại, mức trần lãi suất huy động đối với tiền gửi VND kỳ hạn 1 tháng trở lên tại các ngân hàng thương mại cao nhất là 14% một năm, dưới 1 tháng là 6%. Tiền gửi USD cao nhất 2% một năm.
Cũng tại buổi họp báo, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng cho biết thêm Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ban ngành, cần có các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp trong nước phát triển và hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh huy động các nguồn vốn trong nước với nhiều hình thức đầu tư; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký mới và tăng thêm vốn; đẩy nhanh giải ngân vốn FDI và ODA để tranh thủ nguồn lực, tạo việc làm phục vụ phát triển kinh tế; bảo đảm vốn đầu tư những công trình thiết yếu phục vụ dân sinh và sản xuất./.
Lan Nhi (TTXVN)