"Năm 2011, công tác thanh tra phải đi vào những vấn đề trọng tâm, không dàn trải. Không sa đà vào giải quyết những vấn đề cụ thể như trước đây mà chuyển mạnh vào tăng cường thanh tra trách nhiệm, qua đó nâng cao vai trò của người đứng đầu," Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+.
- Đâu là khâu đột phá của công tác thanh tra trong năm 2011, thưa Tổng thanh tra?
Ông Trần Văn Truyền: Theo tôi, đột phá là ngay từ đầu năm, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra chuyên ngành làm sao thông suốt, tạo bước đột phá trong hoạt động sao cho hiệu quả hơn.
Thanh tra trách nhiệm thể hiện ở chỗ trách nhiệm chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp.
Khi chúng ta làm rõ được điều này thì sẽ đánh giá được năng lực, hiệu quả quản lý cũng như việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị đạt được kết quả tới đâu, đúng-sai như thế nào. Đây cũng là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của người dân.
Công tác thanh tra, trong đó có vấn đề kiểm tra, giám sát sẽ tập trung đi vào những vấn đề trọng tâm, không dàn trải. Không sa đà vào giải quyết những vấn đề cụ thể.
Cái quan trọng nhất là tránh được sự chồng chéo, hạn chế tình trạng ta làm nhiều, vất vả nhưng cuối cùng cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Công tác thanh tra, xét cho cùng là để giúp đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương trong xã hội.
Nếu như các cơ quan, người đứng đầu cơ quan và tổ chức thể hiện trách nhiệm của mình tốt thì rõ ràng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ tốt hơn, nhà nước và nhân dân sẽ gần nhau hơn.
- Ông có thể cho biết hiệu quả các đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua?
Ông Trần Văn Truyền: Có những vấn đề phức tạp, chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, sau đó phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thực thi nhiệm vụ được giao.
Chức năng quản lý nhà nước của thanh tra là hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra chứ không phải trực tiếp giải quyết vụ việc, nhất là trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo.
Do vậy, như đã nêu ở trên, chúng tôi rất coi trọng đến việc tăng cường thanh tra trách nhiệm.
Còn việc thanh tra cụ thể vào những dự án, những đơn vị kinh tế, xã hội cụ thể thì cũng rất cần nhưng cái đó chỉ làm khi phát hiện thấy những dấu hiệu không bình thường để kịp thời ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra.
- Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là cả nước sẽ tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Nhân nói đến năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu, theo Tổng thanh tra, để lựa chọn ra những gương mặt ưu tú nhất, cần phải làm tốt những khâu nào?
Ông Trần Văn Truyền: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan dân cử, mang tính đại diện. Nhưng tính đại diện này sẽ càng thêm sức mạnh khi chất lượng của các đại biểu dân bầu được nâng cao.
Đại biểu có chất lượng cao thì các cơ quan lãnh đạo sẽ có chất lượng cao.
Theo tôi, việc chuẩn bị nhân sự là quan trọng. Sau khi hoàn thành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, từ đó Quốc hội mới bầu ra những người lãnh đạo.
Những người đảm nhiệm những chức danh lãnh đạo khi được bầu, theo tôi phải có một cái nhìn mang tầm trí tuệ, có phẩm chất đạo đức, phải có năng lực thực tiễn, dám làm, dám chịu trách nhiệm cao.
Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ là do con người chịu trách nhiệm. Vậy thì những người được giao trọng trách ở những cương vị lãnh đạo thì phải hội tụ đủ tâm huyết, nhiệt tình, đủ bản lĩnh giải quyết được những việc đặt ra trong giai đoạn phát triển mới để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi.
Xin cảm ơn Tổng thanh tra./.
- Đâu là khâu đột phá của công tác thanh tra trong năm 2011, thưa Tổng thanh tra?
Ông Trần Văn Truyền: Theo tôi, đột phá là ngay từ đầu năm, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra chuyên ngành làm sao thông suốt, tạo bước đột phá trong hoạt động sao cho hiệu quả hơn.
Thanh tra trách nhiệm thể hiện ở chỗ trách nhiệm chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp.
Khi chúng ta làm rõ được điều này thì sẽ đánh giá được năng lực, hiệu quả quản lý cũng như việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị đạt được kết quả tới đâu, đúng-sai như thế nào. Đây cũng là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của người dân.
Công tác thanh tra, trong đó có vấn đề kiểm tra, giám sát sẽ tập trung đi vào những vấn đề trọng tâm, không dàn trải. Không sa đà vào giải quyết những vấn đề cụ thể.
Cái quan trọng nhất là tránh được sự chồng chéo, hạn chế tình trạng ta làm nhiều, vất vả nhưng cuối cùng cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Công tác thanh tra, xét cho cùng là để giúp đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương trong xã hội.
Nếu như các cơ quan, người đứng đầu cơ quan và tổ chức thể hiện trách nhiệm của mình tốt thì rõ ràng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ tốt hơn, nhà nước và nhân dân sẽ gần nhau hơn.
- Ông có thể cho biết hiệu quả các đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua?
Ông Trần Văn Truyền: Có những vấn đề phức tạp, chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, sau đó phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thực thi nhiệm vụ được giao.
Chức năng quản lý nhà nước của thanh tra là hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra chứ không phải trực tiếp giải quyết vụ việc, nhất là trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo.
Do vậy, như đã nêu ở trên, chúng tôi rất coi trọng đến việc tăng cường thanh tra trách nhiệm.
Còn việc thanh tra cụ thể vào những dự án, những đơn vị kinh tế, xã hội cụ thể thì cũng rất cần nhưng cái đó chỉ làm khi phát hiện thấy những dấu hiệu không bình thường để kịp thời ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra.
- Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là cả nước sẽ tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Nhân nói đến năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu, theo Tổng thanh tra, để lựa chọn ra những gương mặt ưu tú nhất, cần phải làm tốt những khâu nào?
Ông Trần Văn Truyền: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan dân cử, mang tính đại diện. Nhưng tính đại diện này sẽ càng thêm sức mạnh khi chất lượng của các đại biểu dân bầu được nâng cao.
Đại biểu có chất lượng cao thì các cơ quan lãnh đạo sẽ có chất lượng cao.
Theo tôi, việc chuẩn bị nhân sự là quan trọng. Sau khi hoàn thành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, từ đó Quốc hội mới bầu ra những người lãnh đạo.
Những người đảm nhiệm những chức danh lãnh đạo khi được bầu, theo tôi phải có một cái nhìn mang tầm trí tuệ, có phẩm chất đạo đức, phải có năng lực thực tiễn, dám làm, dám chịu trách nhiệm cao.
Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ là do con người chịu trách nhiệm. Vậy thì những người được giao trọng trách ở những cương vị lãnh đạo thì phải hội tụ đủ tâm huyết, nhiệt tình, đủ bản lĩnh giải quyết được những việc đặt ra trong giai đoạn phát triển mới để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi.
Xin cảm ơn Tổng thanh tra./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)