Khẳng định khoa học công nghệ đóng góp lớn trong thành tựu nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng đồng thời cho biết phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo tăng trưởng đột phá trong nông nghiệp là chủ trương của Nhà nước trong thời gian tới.
Tại hội nghị tổng kết công tác ứng dụng khoa học công nghệ ngành nông nghiệp, diễn ra ngày 2/2 ở Hà Nội, ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn.
Công tác chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, trong năm 2009, ngành nông nghiệp đã lai tạo được nhiều giống cây, con chất lượng cao, điển hình là một số giống lúa mới cho năng suất từ 7-7,5 tấn/ha và nhiều giống gia súc, gia cầm có khả năng phòng chống dịch bệnh tốt.
Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, sự hợp tác giữa nhà nghiên cứu và nhà sản xuất chưa chặt chẽ đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu nâng tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ 2,3% của năm 2007 lên 3,5-4% trong năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng giải pháp hàng đầu hiện nay là phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó trọng tâm là đổi mới cơ chế chính sách quản lý khoa học công nghệ./.
Tại hội nghị tổng kết công tác ứng dụng khoa học công nghệ ngành nông nghiệp, diễn ra ngày 2/2 ở Hà Nội, ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn.
Công tác chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, trong năm 2009, ngành nông nghiệp đã lai tạo được nhiều giống cây, con chất lượng cao, điển hình là một số giống lúa mới cho năng suất từ 7-7,5 tấn/ha và nhiều giống gia súc, gia cầm có khả năng phòng chống dịch bệnh tốt.
Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, sự hợp tác giữa nhà nghiên cứu và nhà sản xuất chưa chặt chẽ đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu nâng tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ 2,3% của năm 2007 lên 3,5-4% trong năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng giải pháp hàng đầu hiện nay là phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó trọng tâm là đổi mới cơ chế chính sách quản lý khoa học công nghệ./.
Ngọc Dung (Vietnam+)