Ngày 23/10, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo diễn đàn.
Tham dự Diễn đàn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đại diện Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam; các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại các nước tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh lân cận trong nước và nước bạn Lào.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Thanh Hóa là địa phương có điều kiện thuận lợi về giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; có điều kiện để mở rộng giao thương, liên kết với các tỉnh, các vùng và cả nước, có cửa khẩu quốc tế với Lào, qua đó thông thương với các nước trong khối ASEAN để tiến tới hình thành kết nối giao thông ASEAN. Thanh Hóa là tỉnh lớn, có lợi thế hội tụ đầy đủ điều kiện phát triển kinh tế-xã hội.
Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, trở thành địa phương đứng thứ 6 trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với 43 dự án, trên 12,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp đầu tư vào Thanh Hóa cơ bản phát triển tốt.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của Thanh Hóa thời gian gần đây, nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là giải phóng mặt bằng nhanh và thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong những hạt nhân có tác động lan tỏa thúc đẩy vùng phụ cận phát triển là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản với cơ hở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh sẽ trở thành đầu tầu phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. Việc các bộ, ngành chức năng và tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư có ý nghĩa quan trọng, là nơi gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Để tiếp tục xây dựng Thanh Hóa, đặc biệt là phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong các khu kinh tế động lực phát triển của cả nước, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Thanh Hóa cần huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các trục chính của giao thông, cảng nước sâu, sân bay, đây là điều kiện phát triển bền vững của Thanh Hóa trong thời gian tới.
Thanh Hóa cần tăng cường phối hợp triển khai thực hiện các quy hoạch một cách có hiệu quả, tạo tiếng nói chung để tiếp tục thu hút đầu tư. Trong đó, tỉnh cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, sự lan tỏa kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp FDI sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác phát triển, đặc biệt là năng lực quản lý; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa cần chú ý đến môi trường và an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là khu vực miền Tây Thanh Hóa; đẩy mạnh hợp tác giao lưu thương mại với các vùng biên với Lào, triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, tạo điều kiện phát triển thương mại các nước ASEAN.
Phó Thủ tướng đánh giá cao sự giao lưu hợp tác, quan hệ đặc biệt giữa Thanh Hóa và các tỉnh bạn Lào; tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, coi thành công của nhà đầu tư là thành công của chính quyền địa phương mình, việc tháo gỡ khó khăn để thực hiện tiến độ dự án kịp thời là yêu cầu hết sức cần thiết.
Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hóa, các nhà đầu tư; đồng thời qua thực tiễn đề xuất với Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đặc biệt liên quan đến cơ chế chính sách để tạo điều kiện, môi trường đầu tư hấp dẫn.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư tại Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Nghi Sơn cũng như những chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Thanh Hóa thu hút đầu tư vào khu kinh tế.
Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 2006 với tổng diện tích 18.611ha, nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, cách Thủ đô Hà Nội 200km, đây được coi là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung và Nam Bộ. Đây là Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn với việc khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 100.000 DWT.
Hiện Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 65 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 16,8 tỷ USD, trong đó có 15 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD. Diễn đàn cũng là dịp để tỉnh Thanh Hóa tuyên truyền, giới thiệu về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020; các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh Thanh Hóa; tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp.
Tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 20 dự án với tổng vốn đăng ký trên 4,7 tỷ USD. Nằm trong chương trình Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các vùng phụ cận, ngày 24/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức 2 đoàn thăm và làm việc với Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp Lam Sơn-Sao Vàng, cảng hàng không Thọ Xuân (Thanh Hóa)..../.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo diễn đàn.
Tham dự Diễn đàn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đại diện Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam; các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại các nước tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh lân cận trong nước và nước bạn Lào.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Thanh Hóa là địa phương có điều kiện thuận lợi về giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; có điều kiện để mở rộng giao thương, liên kết với các tỉnh, các vùng và cả nước, có cửa khẩu quốc tế với Lào, qua đó thông thương với các nước trong khối ASEAN để tiến tới hình thành kết nối giao thông ASEAN. Thanh Hóa là tỉnh lớn, có lợi thế hội tụ đầy đủ điều kiện phát triển kinh tế-xã hội.
Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, trở thành địa phương đứng thứ 6 trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với 43 dự án, trên 12,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp đầu tư vào Thanh Hóa cơ bản phát triển tốt.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của Thanh Hóa thời gian gần đây, nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là giải phóng mặt bằng nhanh và thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong những hạt nhân có tác động lan tỏa thúc đẩy vùng phụ cận phát triển là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản với cơ hở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh sẽ trở thành đầu tầu phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. Việc các bộ, ngành chức năng và tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư có ý nghĩa quan trọng, là nơi gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Để tiếp tục xây dựng Thanh Hóa, đặc biệt là phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong các khu kinh tế động lực phát triển của cả nước, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Thanh Hóa cần huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các trục chính của giao thông, cảng nước sâu, sân bay, đây là điều kiện phát triển bền vững của Thanh Hóa trong thời gian tới.
Thanh Hóa cần tăng cường phối hợp triển khai thực hiện các quy hoạch một cách có hiệu quả, tạo tiếng nói chung để tiếp tục thu hút đầu tư. Trong đó, tỉnh cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, sự lan tỏa kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp FDI sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác phát triển, đặc biệt là năng lực quản lý; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa cần chú ý đến môi trường và an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là khu vực miền Tây Thanh Hóa; đẩy mạnh hợp tác giao lưu thương mại với các vùng biên với Lào, triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, tạo điều kiện phát triển thương mại các nước ASEAN.
Phó Thủ tướng đánh giá cao sự giao lưu hợp tác, quan hệ đặc biệt giữa Thanh Hóa và các tỉnh bạn Lào; tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, coi thành công của nhà đầu tư là thành công của chính quyền địa phương mình, việc tháo gỡ khó khăn để thực hiện tiến độ dự án kịp thời là yêu cầu hết sức cần thiết.
Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hóa, các nhà đầu tư; đồng thời qua thực tiễn đề xuất với Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đặc biệt liên quan đến cơ chế chính sách để tạo điều kiện, môi trường đầu tư hấp dẫn.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư tại Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Nghi Sơn cũng như những chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Thanh Hóa thu hút đầu tư vào khu kinh tế.
Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 2006 với tổng diện tích 18.611ha, nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, cách Thủ đô Hà Nội 200km, đây được coi là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung và Nam Bộ. Đây là Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn với việc khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 100.000 DWT.
Hiện Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 65 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 16,8 tỷ USD, trong đó có 15 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD. Diễn đàn cũng là dịp để tỉnh Thanh Hóa tuyên truyền, giới thiệu về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020; các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh Thanh Hóa; tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp.
Tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 20 dự án với tổng vốn đăng ký trên 4,7 tỷ USD. Nằm trong chương trình Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các vùng phụ cận, ngày 24/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức 2 đoàn thăm và làm việc với Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp Lam Sơn-Sao Vàng, cảng hàng không Thọ Xuân (Thanh Hóa)..../.
Đức Phương (TTXVN)