Ngày 26/2, lớp tập huấn “Quy trình xử lý hành chính hành vi cản trở các hoạt động báo chí” khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra ở thành phố Cần Thơ.
Lớp tập huấn do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ tổ chức.
Hơn 100 nhà báo các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, cán bộ quản lý thuộc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự.
Tại lớp tập huấn, các đại biểu được giới thiệu khung pháp lý về quyền tác nghiệp của nhà báo, phóng viên; thẩm quyền, trách nhiệm, quy chế phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí hướng tới xây dựng mối quan hệ tốt giữa tập thể, người phát ngôn với báo chí, tạo không khí cởi mở, đồng cảm, giúp cho báo chí thông tin trung thực và nhanh chóng.
Đại diện RED báo cáo thực trạng cản trở báo chí tác nghiệp, hành vi cản trở tác nghiệp báo chí phổ biến hiện nay đã xảy ra ở nhiều nơi; giới thiệu các biện pháp và qui trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí; nhận diện các hành vi cản trở và các biện pháp xử lý; những kỹ năng, kiến thức cần có để tham gia hiệu quả vào các bước của qui trình xử lý vụ việc.
Cũng tại lớp tập huấn, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận và thực tập bài tập phân tích các trường hợp phát sinh từ thực tế một số vụ việc nghiêm trọng, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực, bổ ích liên quan đến nhiệm vụ thực thi các điều khoản của luật báo chí.
Để tiện cho việc nắm bắt những quy định pháp luật về hành vi cản trở báo chí, các đại biểu đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí để mọi người, mọi tầng lớp xã hội hiểu rõ trong đó có quyền và phạm vi tác nghiệp của nhà báo, phóng viên; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí phù hợp với tình hình hiện nay, cần tăng chế tài xử lý đối với hành vi cản trở tác nghiệp báo chí hợp pháp.
Đối với các vụ cản trở, đe dọa, hành hung chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, các đại biểu đề nghị cần xem xét xử phạt vi phạm hành chính và công khai kết quả xử lý trước công luận.
các đại biểu đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần đưa lên mạng của bộ quy trình và sổ tay hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí để mọi người theo dõi, nắm bắt và thực thi.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò của Truyền thông trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.”
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ tác nghiệp báo chí” cùng do RED tài trợ./
Lớp tập huấn do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ tổ chức.
Hơn 100 nhà báo các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, cán bộ quản lý thuộc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự.
Tại lớp tập huấn, các đại biểu được giới thiệu khung pháp lý về quyền tác nghiệp của nhà báo, phóng viên; thẩm quyền, trách nhiệm, quy chế phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí hướng tới xây dựng mối quan hệ tốt giữa tập thể, người phát ngôn với báo chí, tạo không khí cởi mở, đồng cảm, giúp cho báo chí thông tin trung thực và nhanh chóng.
Đại diện RED báo cáo thực trạng cản trở báo chí tác nghiệp, hành vi cản trở tác nghiệp báo chí phổ biến hiện nay đã xảy ra ở nhiều nơi; giới thiệu các biện pháp và qui trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí; nhận diện các hành vi cản trở và các biện pháp xử lý; những kỹ năng, kiến thức cần có để tham gia hiệu quả vào các bước của qui trình xử lý vụ việc.
Cũng tại lớp tập huấn, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận và thực tập bài tập phân tích các trường hợp phát sinh từ thực tế một số vụ việc nghiêm trọng, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực, bổ ích liên quan đến nhiệm vụ thực thi các điều khoản của luật báo chí.
Để tiện cho việc nắm bắt những quy định pháp luật về hành vi cản trở báo chí, các đại biểu đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí để mọi người, mọi tầng lớp xã hội hiểu rõ trong đó có quyền và phạm vi tác nghiệp của nhà báo, phóng viên; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí phù hợp với tình hình hiện nay, cần tăng chế tài xử lý đối với hành vi cản trở tác nghiệp báo chí hợp pháp.
Đối với các vụ cản trở, đe dọa, hành hung chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, các đại biểu đề nghị cần xem xét xử phạt vi phạm hành chính và công khai kết quả xử lý trước công luận.
các đại biểu đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần đưa lên mạng của bộ quy trình và sổ tay hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí để mọi người theo dõi, nắm bắt và thực thi.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò của Truyền thông trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.”
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ tác nghiệp báo chí” cùng do RED tài trợ./
Trần Khánh Linh (TTXVN)