Tập đoàn khoáng sản UC Rusal của Nga ngày 12/4 thông báo đã trở lại kinh doanh có lãi trong năm 2009, khi đạt lợi nhuận ròng 821 triệu USD, cao hơn nhiều so với dự đoán 474,5 triệu USD của các nhà phân tích, và so với mức lỗ ròng 5,98 tỷ USD năm 2008, nhờ cơ cấu lại thành công các khoản nợ.
Oleg Deripaska, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Rusal, tập đoàn sản xuất nhôm lớn nhất thế giới đồng thời là công ty đầu tiên của Nga niêm yết trên thị trường chứng khoán Hongkong, đánh giá 2009 là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế toàn cầu, các thị trường hàng hóa nói chung và nhất là ngành sản xuất nhôm.
Tuy nhiên, tập đoàn vẫn trở lại làm ăn có lãi bất chấp doanh thu giảm 48% xuống 8,17 tỷ USD trong bối cảnh nhu cầu và giá nhôm giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhờ đã có biện pháp quyết đoán trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi của cơn bão suy thoái bằng cách giảm đáng kể chi phí hoạt động và cải tổ công ty để có thể tận dụng được các cơ hội khi kinh tế đi lên.
Artem Volynets, Phó Tổng Giám đốc Rusal, ước tính 30% sản phẩm của tập đoàn trong năm nay sẽ được tiêu thụ tại thị trường châu Á, tăng mạnh so với 20% năm ngoái.
Cổ phiếu của Rusal diễn biến khá tiêu cực kể từ khi được giao dịch trên sàn chứng khoán Hongkong. Tuy nhiên, tập đoàn tin tưởng việc niêm yết trên thị trường này sẽ đẩy giá trị của nó tăng lên, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhôm nhanh nhất thế giới.
Kết quả kinh doanh vừa công bố đã giúp đẩy giá cổ phiếu của Rusal lên 9,55 HKD (1,22 USD), so với 9,4 HKD lúc đóng cửa phiên cuối tuần trước, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức giá niêm yết lần đầu là 10,8 HKD.
Trước đó, các nhà điều hành sàn chứng khoán Hongkong đã nhiều lần trì hoãn kế hoạch IPO của Rusal cho đến tận sau khi tập đoàn thông báo đã cơ cấu lại thành công khoản nợ 16,6 tỷ USD và các nghĩa vụ khác với hơn 70 ngân hàng./.
Oleg Deripaska, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Rusal, tập đoàn sản xuất nhôm lớn nhất thế giới đồng thời là công ty đầu tiên của Nga niêm yết trên thị trường chứng khoán Hongkong, đánh giá 2009 là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế toàn cầu, các thị trường hàng hóa nói chung và nhất là ngành sản xuất nhôm.
Tuy nhiên, tập đoàn vẫn trở lại làm ăn có lãi bất chấp doanh thu giảm 48% xuống 8,17 tỷ USD trong bối cảnh nhu cầu và giá nhôm giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhờ đã có biện pháp quyết đoán trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi của cơn bão suy thoái bằng cách giảm đáng kể chi phí hoạt động và cải tổ công ty để có thể tận dụng được các cơ hội khi kinh tế đi lên.
Artem Volynets, Phó Tổng Giám đốc Rusal, ước tính 30% sản phẩm của tập đoàn trong năm nay sẽ được tiêu thụ tại thị trường châu Á, tăng mạnh so với 20% năm ngoái.
Cổ phiếu của Rusal diễn biến khá tiêu cực kể từ khi được giao dịch trên sàn chứng khoán Hongkong. Tuy nhiên, tập đoàn tin tưởng việc niêm yết trên thị trường này sẽ đẩy giá trị của nó tăng lên, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhôm nhanh nhất thế giới.
Kết quả kinh doanh vừa công bố đã giúp đẩy giá cổ phiếu của Rusal lên 9,55 HKD (1,22 USD), so với 9,4 HKD lúc đóng cửa phiên cuối tuần trước, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức giá niêm yết lần đầu là 10,8 HKD.
Trước đó, các nhà điều hành sàn chứng khoán Hongkong đã nhiều lần trì hoãn kế hoạch IPO của Rusal cho đến tận sau khi tập đoàn thông báo đã cơ cấu lại thành công khoản nợ 16,6 tỷ USD và các nghĩa vụ khác với hơn 70 ngân hàng./.
Phương Thảo (Vietnam+)