Chiều 28/9, tại Hà Nội, Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà đã tiếp nhận quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại bốn tổng công ty thành viên gồm Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi), Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (Coma) và Tổng công ty Sông Hồng.
Cả bốn đơn vị đều là những thương hiệu mạnh trên các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt thiết bị, sản xuất công nghiệp, chế tạo máy móc thiết bị, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính với giá trị sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt trên 28.000 tỷ đồng, đem về lợi nhuận 230 tỷ đồng cùng tổng tài sản trị giá 25.000 tỷ đồng và đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 51.000 người.
Tại lễ bàn giao, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn cho biết trên thực tế, Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà đã điều hành và quản lý theo mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước từ khi được chọn làm thí điểm. Vì vậy, kể từ khi sáp nhập đến nay, dưới sự điều hành của Công ty mẹ tập đoàn, các đơn vị thành viên đã nhanh chóng đi vào nề nếp, hoạt động ổn định.
Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhanh như hiện nay, hàng loạt các “siêu dự án” sẽ ra đời, đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải đủ sức cạnh tranh. Do đó, cuộc hợp lực này đã đem lại cho Tập đoàn Sông Đà đầy đủ các yếu tố để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh toàn diện cả về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm chuyên ngành, năng lực và thương hiệu./.
Cả bốn đơn vị đều là những thương hiệu mạnh trên các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt thiết bị, sản xuất công nghiệp, chế tạo máy móc thiết bị, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính với giá trị sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt trên 28.000 tỷ đồng, đem về lợi nhuận 230 tỷ đồng cùng tổng tài sản trị giá 25.000 tỷ đồng và đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 51.000 người.
Tại lễ bàn giao, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn cho biết trên thực tế, Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà đã điều hành và quản lý theo mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước từ khi được chọn làm thí điểm. Vì vậy, kể từ khi sáp nhập đến nay, dưới sự điều hành của Công ty mẹ tập đoàn, các đơn vị thành viên đã nhanh chóng đi vào nề nếp, hoạt động ổn định.
Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhanh như hiện nay, hàng loạt các “siêu dự án” sẽ ra đời, đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải đủ sức cạnh tranh. Do đó, cuộc hợp lực này đã đem lại cho Tập đoàn Sông Đà đầy đủ các yếu tố để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh toàn diện cả về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm chuyên ngành, năng lực và thương hiệu./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)