Trong khuôn khổ Hội nghị “Quan hệ hữu nghị Quốc hội Việt Nam-Campuchia,” chiều 23/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdec Heng Samrin đã tới thăm Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam; thăm Nhà máy và công nhân, người lao động Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam trên địa bàn huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Được thành lập năm 1941 dưới tên gọi là Viện Nghiên cứu Cao su Đông Dương, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam có nhiệm vụ tăng cường tính cạnh tranh và tính bền vững của công nghiệp cao su Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá thông qua các chương trình trọng điểm về nghiên cứu-phát triển và chuyển giao công nghệ. Viện đã thực hiện các khóa đào tạo về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành cao su cho các công ty và tiểu điền.
Thông qua công tác khuyến nông, Viện đã chuyển giao kỹ thuật đến các hộ nông dân tiểu điền trên các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch hợp tác giữa hai nước, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam tham gia các hoạt động khảo sát, nghiên cứu phát triển mô hình trồng cây cao su năng suất cao tại Campuchia.
Công ty Khải Hoàn là đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp cao su và là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Tổng số cán bộ, công nhân của công ty hiện nay là khoảng trên 1.000 người, doanh thu (năm 2011) gần 682 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 24,7 tỷ đồng. Công ty cũng vừa khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy sản xuất găng tay lớn nhất Đông Nam Á, với 16 dây chuyền hiện đại (trong đó giai đoạn 1 lắp đặt bốn dây chuyền). Dự kiến cuối năm nay, toàn bộ hệ thống dây chuyền của Công ty sẽ hoàn tất, với tổng công suất 3,2 tỷ sản phẩm găng tay các loại năm.
Theo báo cáo của Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn hiện đang quản lý gần 360.000ha cao su ở trong và ngoài nước; khai thác được 68.949 tấn mủ, thu mua 13.141 tấn, đạt 35,3% kế hoạch năm; tiêu thụ 122.500 tấn với tổng doanh thu là 8.660 tỷ đồng, đạt 40,4% kế hoạch năm.
Trong bối cảnh suy thoái chung của kinh tế thế giới, tác động mạnh đến trong nước, tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động Tập đoàn Cao su Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm những giải pháp duy trì và phát triển sản xuất. Đại diện Tập đoàn cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm xây dựng và ban hành quy hoạch định vị vai trò ngành cao su trong nền kinh tế quốc gia; tạo hành lang pháp lý để ngành Công nghiệp cao su phát triển đồng thời huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển.
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdec Heng Samrin ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tốt đẹp của Tập đoàn trong triển khai các dự án hợp tác trồng, khai thác cây cao su trên địa bàn Campuchia.
Chủ tịch Quốc hội hai nước cho rằng, điều kiện tự nhiên của Việt Nam và Campuchia rất thuận lợi cho việc ươm trồng, phát triển công nghiệp cao su. Việc Tập đoàn phối hợp nghiên cứu, phát triển, trồng và khai thác cao su tại các địa phương của Campuchia là việc làm có ý nghĩa chính trị sâu sắc; góp phần làm hiệu quả hơn, thiết thực hơn mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia.
Các dự án này cũng góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của bà con nông dân, phát triển hạ tầng, trường học, bệnh xá tại các địa phương trồng cao su trên đất nước Campuchia. Mặt khác, với giá trị xuất khẩu cao, việc bà con nông dân Campuchia trồng trọt, khai thác mủ cao su cũng góp phần nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của Campuchia.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênh dự án xây dựng Nhà máy sản xuất găng tay của Tập đoàn Cao su Việt Nam tại Campuchia; bày tỏ mong muốn cùng với các hoạt động đầu tư khác đang triển khai, Tập đoàn sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy mối quan hệ truyền thống, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước./.
Được thành lập năm 1941 dưới tên gọi là Viện Nghiên cứu Cao su Đông Dương, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam có nhiệm vụ tăng cường tính cạnh tranh và tính bền vững của công nghiệp cao su Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá thông qua các chương trình trọng điểm về nghiên cứu-phát triển và chuyển giao công nghệ. Viện đã thực hiện các khóa đào tạo về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành cao su cho các công ty và tiểu điền.
Thông qua công tác khuyến nông, Viện đã chuyển giao kỹ thuật đến các hộ nông dân tiểu điền trên các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch hợp tác giữa hai nước, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam tham gia các hoạt động khảo sát, nghiên cứu phát triển mô hình trồng cây cao su năng suất cao tại Campuchia.
Công ty Khải Hoàn là đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp cao su và là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Tổng số cán bộ, công nhân của công ty hiện nay là khoảng trên 1.000 người, doanh thu (năm 2011) gần 682 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 24,7 tỷ đồng. Công ty cũng vừa khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy sản xuất găng tay lớn nhất Đông Nam Á, với 16 dây chuyền hiện đại (trong đó giai đoạn 1 lắp đặt bốn dây chuyền). Dự kiến cuối năm nay, toàn bộ hệ thống dây chuyền của Công ty sẽ hoàn tất, với tổng công suất 3,2 tỷ sản phẩm găng tay các loại năm.
Theo báo cáo của Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn hiện đang quản lý gần 360.000ha cao su ở trong và ngoài nước; khai thác được 68.949 tấn mủ, thu mua 13.141 tấn, đạt 35,3% kế hoạch năm; tiêu thụ 122.500 tấn với tổng doanh thu là 8.660 tỷ đồng, đạt 40,4% kế hoạch năm.
Trong bối cảnh suy thoái chung của kinh tế thế giới, tác động mạnh đến trong nước, tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động Tập đoàn Cao su Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm những giải pháp duy trì và phát triển sản xuất. Đại diện Tập đoàn cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm xây dựng và ban hành quy hoạch định vị vai trò ngành cao su trong nền kinh tế quốc gia; tạo hành lang pháp lý để ngành Công nghiệp cao su phát triển đồng thời huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển.
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdec Heng Samrin ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tốt đẹp của Tập đoàn trong triển khai các dự án hợp tác trồng, khai thác cây cao su trên địa bàn Campuchia.
Chủ tịch Quốc hội hai nước cho rằng, điều kiện tự nhiên của Việt Nam và Campuchia rất thuận lợi cho việc ươm trồng, phát triển công nghiệp cao su. Việc Tập đoàn phối hợp nghiên cứu, phát triển, trồng và khai thác cao su tại các địa phương của Campuchia là việc làm có ý nghĩa chính trị sâu sắc; góp phần làm hiệu quả hơn, thiết thực hơn mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia.
Các dự án này cũng góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của bà con nông dân, phát triển hạ tầng, trường học, bệnh xá tại các địa phương trồng cao su trên đất nước Campuchia. Mặt khác, với giá trị xuất khẩu cao, việc bà con nông dân Campuchia trồng trọt, khai thác mủ cao su cũng góp phần nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của Campuchia.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênh dự án xây dựng Nhà máy sản xuất găng tay của Tập đoàn Cao su Việt Nam tại Campuchia; bày tỏ mong muốn cùng với các hoạt động đầu tư khác đang triển khai, Tập đoàn sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy mối quan hệ truyền thống, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước./.
Quang Vũ (TTXVN)