Trong 2 ngày 22-23/8, qua tham quan và tìm hiểu về điện hạt nhân, được nghe các chuyên gia của Viện nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giới thiệu về điện hạt nhân, lợi ích của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đồng thời qua thực tế, tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt của người dân sống xung quanh Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, đông đảo người có uy tín trong đồng bào dân tộc ở Ninh Thuận đều an tâm và đồng thuận cao, sẵn sàng tạo mọi thuận lợi để dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận được tiến hành khởi công.
Các đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Viện nghiên cứu hạt nhân, các chuyên gia đầu ngành về những vấn đề liên quan đến điện hạt nhân như độ an toàn của nhà máy khi đưa vào vận hành.
Để người có uy tín trong đồng bào dân tộc hiểu rõ hơn về điện hạt nhân, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã tạo điều kiện cho các đại biểu được nghe, nhìn và tận mắt chứng kiến Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đang hoạt động, được chứng thực tại phòng điều khiển, hệ thống tai nhiệt, tháp làm mát, các nhà phụ trợ, kho chứa nhiên liệu và bãi thải...
Sau hơn 45 năm sinh sống gần Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, anh Nguyễn Bình (sinh 1957) ở phường 8, thành phố Đà Lạt khẳng định với đoàn người tham quan rằng cuộc sống của gia đình vẫn bình thường, vườn rau của gia đình làm vẫn xanh tươi tốt. Anh Bình cho biết: Xưa nay chúng tôi vẫn sống bình thường, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đưa vào sử dụng từ năm 1963, đến giờ vẫn hoạt động một cách an toàn, không xảy ra điều gì cả.
Ông Báo Văn Trò, người có uy tín trong đồng bào Chăm ở huyện Thuận Nam cho biết: Qua thực tế xem Lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt hoạt động, được chứng thực cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy, tôi cũng như mọi người trong đoàn thấy rất an tâm, không phải lo nghĩ về sự nguy hiểm, về bức xạ, phóng xạ gây ảnh hưởng sức khỏe người dân trong tỉnh nói chung và người dân vùng dự án nói riêng.
Rõ ràng, cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy không đảo lộn, vẫn diễn ra bình thường. Những vườn rau, vườn hoa vẫn phát triển xanh tốt, tươi đẹp. Với thực tế đó, khi về địa phương, chúng tôi sẽ kể lại những gì đã nghe và thấy rõ trước mắt để cho bà con cùng hiểu và an tâm.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó giám đốc Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cho rằng: Ninh Thuận là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với 35 dân tộc anh em, để thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, biện pháp đầu tiên cần thực hiện đó là tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là người có uy tín trong đồng bào, đây là lực lượng chủ chốt thực hiện truyền đạt lại thông tin trong đồng bào về sự cần thiết phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Theo ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với góc độ là chủ đầu tư dự án, Tập đoàn điện lực Việt Nam cần tăng cường phối hợp với tỉnh Ninh Thuận để thực hiện tốt công tác truyền thông cho người dân, nhất là những người có uy tín, các vị chức sắc trong tôn giáo vùng đồng bào hiểu hơn về điện hạt nhân, qua đó để dự án tiến hành khởi công xây dựng một cách suôn sẻ./.
Các đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Viện nghiên cứu hạt nhân, các chuyên gia đầu ngành về những vấn đề liên quan đến điện hạt nhân như độ an toàn của nhà máy khi đưa vào vận hành.
Để người có uy tín trong đồng bào dân tộc hiểu rõ hơn về điện hạt nhân, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã tạo điều kiện cho các đại biểu được nghe, nhìn và tận mắt chứng kiến Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đang hoạt động, được chứng thực tại phòng điều khiển, hệ thống tai nhiệt, tháp làm mát, các nhà phụ trợ, kho chứa nhiên liệu và bãi thải...
Sau hơn 45 năm sinh sống gần Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, anh Nguyễn Bình (sinh 1957) ở phường 8, thành phố Đà Lạt khẳng định với đoàn người tham quan rằng cuộc sống của gia đình vẫn bình thường, vườn rau của gia đình làm vẫn xanh tươi tốt. Anh Bình cho biết: Xưa nay chúng tôi vẫn sống bình thường, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đưa vào sử dụng từ năm 1963, đến giờ vẫn hoạt động một cách an toàn, không xảy ra điều gì cả.
Ông Báo Văn Trò, người có uy tín trong đồng bào Chăm ở huyện Thuận Nam cho biết: Qua thực tế xem Lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt hoạt động, được chứng thực cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy, tôi cũng như mọi người trong đoàn thấy rất an tâm, không phải lo nghĩ về sự nguy hiểm, về bức xạ, phóng xạ gây ảnh hưởng sức khỏe người dân trong tỉnh nói chung và người dân vùng dự án nói riêng.
Rõ ràng, cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy không đảo lộn, vẫn diễn ra bình thường. Những vườn rau, vườn hoa vẫn phát triển xanh tốt, tươi đẹp. Với thực tế đó, khi về địa phương, chúng tôi sẽ kể lại những gì đã nghe và thấy rõ trước mắt để cho bà con cùng hiểu và an tâm.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó giám đốc Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cho rằng: Ninh Thuận là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với 35 dân tộc anh em, để thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, biện pháp đầu tiên cần thực hiện đó là tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là người có uy tín trong đồng bào, đây là lực lượng chủ chốt thực hiện truyền đạt lại thông tin trong đồng bào về sự cần thiết phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Theo ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với góc độ là chủ đầu tư dự án, Tập đoàn điện lực Việt Nam cần tăng cường phối hợp với tỉnh Ninh Thuận để thực hiện tốt công tác truyền thông cho người dân, nhất là những người có uy tín, các vị chức sắc trong tôn giáo vùng đồng bào hiểu hơn về điện hạt nhân, qua đó để dự án tiến hành khởi công xây dựng một cách suôn sẻ./.
Công Thử (TTXVN)