Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2005-2010, tổ chức ngày 28/2, tại Hà Nội, với sự tham dự của đại diện các cơ quan hữu quan và những người làm công tác nghiên cứu phát triển du lịch trong nước.
Đánh giá tình hình, rút ra những bài học thực tế của một giai đoạn phát triển với nhiều biến động, xây dựng một chiến lược phát triển cho du lịch Việt Nam trong 10 năm tới, với những bứt phá mới về chất là mục tiêu của hội thảo.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2005-2010 là công trình quy hoạch đầu tiên của ngành, được triển khai thực hiện trong bối cảnh Việt Nam mở cửa và hội nhập. Đặc biệt, Quy hoạch Phát triển du lịch được xây dựng khi Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đã xác định “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.”
Theo Quy hoạch tổng thể, dự báo đến năm 2010, du lịch Việt Nam sẽ đón 8,7 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa; thu nhập từ du lịch đạt 16,3 tỷ USD; tổng sản phẩm GDP du lịch đạt 12 tỷ USD; phòng khách sạn đạt 292.400 phòng; thu hút 418.500 lao động trực tiếp.
Tham luận tại hội thảo đã chỉ rõ năm 2010, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số 5 triệu người; tốc độ tăng trưởng trung bình về khách quốc tế cả giai đoạn 2005-2010 đạt 9,2%/năm. Lượng khách nội địa cũng gia tăng nhanh, như năm 2000 là 11,2 triệu lượt khách và đến năm 2010 là 28 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách nội địa giai đoạn này là 9,8%.
Phát triển du lịch đã đóng góp tích cực vào việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính đến tháng 11/2010, cả nước có khoảng 625 dự án đầu tư vào du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 12,285 tỷ USD. Thu nhập du lịch tăng từ 17.500 tỷ đồng năm 2000 lên trên 96.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thu nhập ngoại tệ từ dịch vụ du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD, đứng thứ 5 trong các ngành kinh tế tạo thu nhập ngoại tệ cho dất nước.
Theo thống kê từ ngành du lịch, tính đến năm 2010, du lịch cũng đã tạo ra khoảng 450.000 lao động trực tiếp và gần một triệu lao động gián tiếp cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là với người dân vùng sâu, vùng cao - nơi có tiềm năng du lịch như vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long…
Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan, đặc biệt là ngành hàng không, xây dựng, sản xuất thủ công mỹ nghệ gắn với làng nghề…; góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống đô thị Việt Nam với hệ thống khách sạn gồm trên 235.000 buồng (tính đến năm 2010)…
Báo cáo tại hội thảo cũng chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời gian qua như một số chỉ tiêu quan trọng về khách du lịch quốc tế, thu nhập du lịch, GDP du lịch là chưa đạt so với dự báo. Hết năm 2010, số lượng khách du lịch quốc tế mới đạt 57,5%, thu nhập du lịch đạt 35%, GDP du lịch đạt 28,3%, số buồng khách sạn đạt 80,5%. Tỷ lệ đóng góp GDP du lịch trong tổng GDP cả nước giai đoạn 1995-2010 còn hạn chế, chưa tương xứng với mục tiêu Quy hoạch tổng thể đặt ra là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Mặt khác, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn thấp; năm 2008, Việt Nam đứng thứ 97 trên tổng số 113 nước. Hoạt động phát triển du lịch theo lãnh thổ còn thiếu sự gắn kết giữa các địa phương; vai trò của Trung tâm du lịch với sự phát triển du lịch của vùng, tiểu vùng, các địa phương trong lãnh thổ chưa được phát huy đầy đủ. Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa lịch sử còn hạn chế; cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng bảo vệ; sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững…
Những thực tế trên đang là vấn đề lớn đặt ra cho du lịch Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập. Đã đến lúc phải có cách nhìn, đánh giá khoa học và thực tiễn hơn; phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn về nhận thức xã hội; phải có tầm nhìn xa hơn để có những quyết sách mạnh mẽ trên các lĩnh vực tổ chức, quản lý, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch…, tạo sự thay đổi căn bản cho du lịch Việt Nam bứt phá.
Hội thảo cũng đồng thuận về một số bài học rút ra từ việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời gian qua; đây là kinh nghiệm cho việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn đến năm 2030. Đó là nhận thức của đội ngũ những người làm công tác quản lý về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Du lịch là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hóa cao, đó là đặc thù cần được nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lược phát triển hay quyết định thực hiện một dự án về du lịch; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị thế ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng thời, du lịch sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao song song với việc xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam; xây dựng tính chuyên nghiệp cao trong quảng bá du lịch dể tạo khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh du lịch…/.
Đánh giá tình hình, rút ra những bài học thực tế của một giai đoạn phát triển với nhiều biến động, xây dựng một chiến lược phát triển cho du lịch Việt Nam trong 10 năm tới, với những bứt phá mới về chất là mục tiêu của hội thảo.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2005-2010 là công trình quy hoạch đầu tiên của ngành, được triển khai thực hiện trong bối cảnh Việt Nam mở cửa và hội nhập. Đặc biệt, Quy hoạch Phát triển du lịch được xây dựng khi Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đã xác định “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.”
Theo Quy hoạch tổng thể, dự báo đến năm 2010, du lịch Việt Nam sẽ đón 8,7 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa; thu nhập từ du lịch đạt 16,3 tỷ USD; tổng sản phẩm GDP du lịch đạt 12 tỷ USD; phòng khách sạn đạt 292.400 phòng; thu hút 418.500 lao động trực tiếp.
Tham luận tại hội thảo đã chỉ rõ năm 2010, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số 5 triệu người; tốc độ tăng trưởng trung bình về khách quốc tế cả giai đoạn 2005-2010 đạt 9,2%/năm. Lượng khách nội địa cũng gia tăng nhanh, như năm 2000 là 11,2 triệu lượt khách và đến năm 2010 là 28 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách nội địa giai đoạn này là 9,8%.
Phát triển du lịch đã đóng góp tích cực vào việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính đến tháng 11/2010, cả nước có khoảng 625 dự án đầu tư vào du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 12,285 tỷ USD. Thu nhập du lịch tăng từ 17.500 tỷ đồng năm 2000 lên trên 96.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thu nhập ngoại tệ từ dịch vụ du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD, đứng thứ 5 trong các ngành kinh tế tạo thu nhập ngoại tệ cho dất nước.
Theo thống kê từ ngành du lịch, tính đến năm 2010, du lịch cũng đã tạo ra khoảng 450.000 lao động trực tiếp và gần một triệu lao động gián tiếp cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là với người dân vùng sâu, vùng cao - nơi có tiềm năng du lịch như vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long…
Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan, đặc biệt là ngành hàng không, xây dựng, sản xuất thủ công mỹ nghệ gắn với làng nghề…; góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống đô thị Việt Nam với hệ thống khách sạn gồm trên 235.000 buồng (tính đến năm 2010)…
Báo cáo tại hội thảo cũng chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời gian qua như một số chỉ tiêu quan trọng về khách du lịch quốc tế, thu nhập du lịch, GDP du lịch là chưa đạt so với dự báo. Hết năm 2010, số lượng khách du lịch quốc tế mới đạt 57,5%, thu nhập du lịch đạt 35%, GDP du lịch đạt 28,3%, số buồng khách sạn đạt 80,5%. Tỷ lệ đóng góp GDP du lịch trong tổng GDP cả nước giai đoạn 1995-2010 còn hạn chế, chưa tương xứng với mục tiêu Quy hoạch tổng thể đặt ra là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Mặt khác, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn thấp; năm 2008, Việt Nam đứng thứ 97 trên tổng số 113 nước. Hoạt động phát triển du lịch theo lãnh thổ còn thiếu sự gắn kết giữa các địa phương; vai trò của Trung tâm du lịch với sự phát triển du lịch của vùng, tiểu vùng, các địa phương trong lãnh thổ chưa được phát huy đầy đủ. Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa lịch sử còn hạn chế; cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng bảo vệ; sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững…
Những thực tế trên đang là vấn đề lớn đặt ra cho du lịch Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập. Đã đến lúc phải có cách nhìn, đánh giá khoa học và thực tiễn hơn; phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn về nhận thức xã hội; phải có tầm nhìn xa hơn để có những quyết sách mạnh mẽ trên các lĩnh vực tổ chức, quản lý, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch…, tạo sự thay đổi căn bản cho du lịch Việt Nam bứt phá.
Hội thảo cũng đồng thuận về một số bài học rút ra từ việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời gian qua; đây là kinh nghiệm cho việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn đến năm 2030. Đó là nhận thức của đội ngũ những người làm công tác quản lý về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Du lịch là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hóa cao, đó là đặc thù cần được nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lược phát triển hay quyết định thực hiện một dự án về du lịch; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị thế ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng thời, du lịch sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao song song với việc xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam; xây dựng tính chuyên nghiệp cao trong quảng bá du lịch dể tạo khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh du lịch…/.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)