Sáng 10/5, tại Hà Nội, Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức hội nghị “Xây dựng chiến lược và lộ trình quốc gia thực hiện đấu thầu qua mạng tại Việt Nam đến năm 2025.”
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho biết hoạt động đấu thầu qua mạng đã khá phổ biến trên thế giới nhưng mới chỉ manh nha xuất hiện ở Việt Nam từ vài năm gần đây. Hoạt động này đang chứng tỏ nhiều ưu điểm, lợi ích cho xã hội trên diện rộng. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cũng như phát huy từng đồng vốn, đưa hoạt động này trở thành phổ biến, tiến tới đại trà trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho biết trong giai đoạn thí điểm 2009-2013, công tác đấu thầu qua mạng chủ yếu tập trung vào một số dự án sử dụng ngân sách Nhà nước và theo hình thức hợp tác công-tư. Qua đó, cho thấy một số kết quả ban đầu khá tích cực như các cơ quan chức năng đã tiếp thu, áp dụng những kết quả, kinh nghiệm từ một số nước và có sự trợ giúp của các đối tác quốc tế để triển khai công tác đấu thầu qua mạng ở trong nước. Bên cạnh đó là việc từng bước trang bị, làm chủ công nghệ, hệ thống hạ tầng phục vụ đấu thầu sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Nhằm từng bước đại trà công tác quản lý đấu thầu qua mạng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tập trung soạn thảo để trình cấp thẩm quyền sửa đổi Luật Đấu thầu vào cuối năm nay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Tuy nhiên, Cục trưởng Lê Văn Tăng cho rằng vấn đề cần đặt ra là rà soát, đánh giá lại quá trình thực hiện hoạt động này để đúc rút kinh nghiệm, tạo môi trường pháp lý khoa học và thuận tiện để triển khai đại trà trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích hầu hết cơ quan sử dụng ngân sách thực hiện đấu thầu khi mua sắm, trang bị cơ sở vật chất.
Ông Nguyễn Sơn khẳng định, những ưu điểm, lợi ích nổi bật của đấu thầu qua mạng, gồm tiết giảm chi phí, giảm phiền hà, nhất là bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa các bên tham gia và từ đó phòng tránh được những hành vi tiêu cực. Điều đó sẽ mang lại quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên như nhà đầu tư, đơn vị mời thầu, tham gia đấu thầu, nhà thi công.
Ông Sơn cũng nhấn mạnh về tác dụng thông suốt, dễ quản lý hoặc xử lý những thông tin liên quan một cách chủ động đối với các bên liên quan trong đấu thầu nhờ ứng dụng mạng internet.
Trong giai đoạn thí điểm, các cơ quan quản lý, bên mời thầu đã thực hiện chào 590 gói thầu qua mạng. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu qua việc đấu thầu thông thường chỉ tiết kiệm được 1% chi phí thì đấu thầu thông qua mạng có thể tiết kiệm được từ 5 đến 20%./.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho biết hoạt động đấu thầu qua mạng đã khá phổ biến trên thế giới nhưng mới chỉ manh nha xuất hiện ở Việt Nam từ vài năm gần đây. Hoạt động này đang chứng tỏ nhiều ưu điểm, lợi ích cho xã hội trên diện rộng. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cũng như phát huy từng đồng vốn, đưa hoạt động này trở thành phổ biến, tiến tới đại trà trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho biết trong giai đoạn thí điểm 2009-2013, công tác đấu thầu qua mạng chủ yếu tập trung vào một số dự án sử dụng ngân sách Nhà nước và theo hình thức hợp tác công-tư. Qua đó, cho thấy một số kết quả ban đầu khá tích cực như các cơ quan chức năng đã tiếp thu, áp dụng những kết quả, kinh nghiệm từ một số nước và có sự trợ giúp của các đối tác quốc tế để triển khai công tác đấu thầu qua mạng ở trong nước. Bên cạnh đó là việc từng bước trang bị, làm chủ công nghệ, hệ thống hạ tầng phục vụ đấu thầu sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Nhằm từng bước đại trà công tác quản lý đấu thầu qua mạng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tập trung soạn thảo để trình cấp thẩm quyền sửa đổi Luật Đấu thầu vào cuối năm nay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Tuy nhiên, Cục trưởng Lê Văn Tăng cho rằng vấn đề cần đặt ra là rà soát, đánh giá lại quá trình thực hiện hoạt động này để đúc rút kinh nghiệm, tạo môi trường pháp lý khoa học và thuận tiện để triển khai đại trà trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích hầu hết cơ quan sử dụng ngân sách thực hiện đấu thầu khi mua sắm, trang bị cơ sở vật chất.
Ông Nguyễn Sơn khẳng định, những ưu điểm, lợi ích nổi bật của đấu thầu qua mạng, gồm tiết giảm chi phí, giảm phiền hà, nhất là bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa các bên tham gia và từ đó phòng tránh được những hành vi tiêu cực. Điều đó sẽ mang lại quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên như nhà đầu tư, đơn vị mời thầu, tham gia đấu thầu, nhà thi công.
Ông Sơn cũng nhấn mạnh về tác dụng thông suốt, dễ quản lý hoặc xử lý những thông tin liên quan một cách chủ động đối với các bên liên quan trong đấu thầu nhờ ứng dụng mạng internet.
Trong giai đoạn thí điểm, các cơ quan quản lý, bên mời thầu đã thực hiện chào 590 gói thầu qua mạng. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu qua việc đấu thầu thông thường chỉ tiết kiệm được 1% chi phí thì đấu thầu thông qua mạng có thể tiết kiệm được từ 5 đến 20%./.
Thúy Hiền (TTXVN)