Chiều 11/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận dự án Luật Tố cáo.
Ý kiến của đa số đại biểu tán thành với chủ trương cần có Luật Tố cáo để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác giải quyết tố cáo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc xây dựng Luật Tố cáo cần đáp ứng hai yêu cầu cơ bản là bảo đảm cho công dân có thể thực hiện quyền tố cáo một cách đơn giản, thuận tiện và cơ chế giải quyết tố cáo phải công khai, minh bạch, hiệu quả.
Thảo luận về chủ thể tố cáo, đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi và Trần Thị Quốc Khánh của Hà Nội và một số ý kiến khác tán thành chủ thể tố cáo là công dân như quy định trong Hiến pháp và Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành, vì tố cáo là hành vi làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân (như trách nhiệm hình sự đối với trường hợp vu khống, bịa đặt (điều 122 - Bộ luật Hình sự).
Vì vậy, không thể quy định chủ thể tố cáo là tổ chức. Điều này cũng phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước đã được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành là cá thể hóa trách nhiệm hình sự, không quy định tổ chức là chủ thể của tội phạm.
Trao đổi về nội dung đơn thư tố cáo không nêu rõ họ tên, địa chỉ, đại biểu Chu Sơn Hà và Nguyễn Phạm Ý Nhi cũng của Hà Nội và một số ý kiến khác đồng quan điểm không nên thừa nhận đơn thư nặc danh.
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi lập luận, tố cáo không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của công dân đối với xã hội và Nhà nước. Quy định người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo.
Đại biểu Chu Sơn Hà nêu thực tế, số lượng các tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo hay còn gọi là tố cáo “nặc danh” thường tăng vào những thời điểm nhạy cảm như chuẩn bị bầu cử, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự.
Bên cạnh những trường hợp mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ, tốn kém cả thời gian và tiền bạc cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết...
Xung quanh nội dung về các hình thức tố cáo (điều 23) dự thảo Luật quy định các hình thức tố cáo bao gồm tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo, tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax, đại biểu Vũ Quang Hải ở tỉnh Hưng Yên tán thành với ý kiến của Ủy ban Pháp luật nhận định rằng bên cạnh các hình thức tố cáo truyền thống như hình thức tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo qua đơn, thư thì cần mở rộng đối với các hình thức tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax.
Việc mở rộng các hình thức tố cáo là phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và cũng thống nhất với quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo của mình, đại biểu Quang Hải nói.
Đại biểu Quang Hải cũng đề nghị cần quy định rõ, nếu tố cáo bằng điện thoại phải được ghi âm, sau đó phải được chuyển tải thành văn bản và vào sổ cụ thể để làm chứng cứ.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng ở tỉnh Đắk Lắk cho rằng trừ trường hợp khẩn cấp không thể khác được mới được gửi đơn tố cáo bằng thư điện tử. Còn đại biểu Huỳnh Phước Long, tỉnh Trà Vinh, thống nhất với ý kiến của đại biểu Lân Dũng vì thấy rằng tố cáo qua thư điện tử, fax hay điện thoại rất khó khăn khi xác minh và gây tốn kém cả thời gian và tiền bạc.
Về bảo vệ người tố cáo (chương V), các đại biểu đều cho rằng đây là những nội dung rất quan trọng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tố cáo. Tuy nhiên, các quy định về bảo vệ người tố cáo trong dự thảo Luật vẫn chung chung, còn mang tính nguyên tắc, thiếu cơ chế thực hiện và chưa có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn bảo vệ người tố cáo để có thể thực hiện trên thực tiễn.
Vì vậy, cần được nghiên cứu để quy định chi tiết hơn như cần xác định về cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ; thứ tự ưu tiên bảo vệ. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về bảo vệ các quyền lợi về chính trị, kinh tế, việc làm, bảo vệ uy tín cho người tố cáo.
Đồng thời, cần nghiên cứu quy định cơ chế, biện pháp bảo vệ cả những người bị tố cáo, đảm bảo khôi phục danh dự, quyền và lợi ích của họ trong trường hợp bị tố cáo sai.
Ngày 12/11, các đại biểu tiếp tục làm việc theo chương trình./.
Ý kiến của đa số đại biểu tán thành với chủ trương cần có Luật Tố cáo để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác giải quyết tố cáo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc xây dựng Luật Tố cáo cần đáp ứng hai yêu cầu cơ bản là bảo đảm cho công dân có thể thực hiện quyền tố cáo một cách đơn giản, thuận tiện và cơ chế giải quyết tố cáo phải công khai, minh bạch, hiệu quả.
Thảo luận về chủ thể tố cáo, đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi và Trần Thị Quốc Khánh của Hà Nội và một số ý kiến khác tán thành chủ thể tố cáo là công dân như quy định trong Hiến pháp và Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành, vì tố cáo là hành vi làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân (như trách nhiệm hình sự đối với trường hợp vu khống, bịa đặt (điều 122 - Bộ luật Hình sự).
Vì vậy, không thể quy định chủ thể tố cáo là tổ chức. Điều này cũng phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước đã được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành là cá thể hóa trách nhiệm hình sự, không quy định tổ chức là chủ thể của tội phạm.
Trao đổi về nội dung đơn thư tố cáo không nêu rõ họ tên, địa chỉ, đại biểu Chu Sơn Hà và Nguyễn Phạm Ý Nhi cũng của Hà Nội và một số ý kiến khác đồng quan điểm không nên thừa nhận đơn thư nặc danh.
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi lập luận, tố cáo không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của công dân đối với xã hội và Nhà nước. Quy định người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo.
Đại biểu Chu Sơn Hà nêu thực tế, số lượng các tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo hay còn gọi là tố cáo “nặc danh” thường tăng vào những thời điểm nhạy cảm như chuẩn bị bầu cử, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự.
Bên cạnh những trường hợp mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ, tốn kém cả thời gian và tiền bạc cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết...
Xung quanh nội dung về các hình thức tố cáo (điều 23) dự thảo Luật quy định các hình thức tố cáo bao gồm tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo, tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax, đại biểu Vũ Quang Hải ở tỉnh Hưng Yên tán thành với ý kiến của Ủy ban Pháp luật nhận định rằng bên cạnh các hình thức tố cáo truyền thống như hình thức tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo qua đơn, thư thì cần mở rộng đối với các hình thức tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax.
Việc mở rộng các hình thức tố cáo là phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và cũng thống nhất với quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo của mình, đại biểu Quang Hải nói.
Đại biểu Quang Hải cũng đề nghị cần quy định rõ, nếu tố cáo bằng điện thoại phải được ghi âm, sau đó phải được chuyển tải thành văn bản và vào sổ cụ thể để làm chứng cứ.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng ở tỉnh Đắk Lắk cho rằng trừ trường hợp khẩn cấp không thể khác được mới được gửi đơn tố cáo bằng thư điện tử. Còn đại biểu Huỳnh Phước Long, tỉnh Trà Vinh, thống nhất với ý kiến của đại biểu Lân Dũng vì thấy rằng tố cáo qua thư điện tử, fax hay điện thoại rất khó khăn khi xác minh và gây tốn kém cả thời gian và tiền bạc.
Về bảo vệ người tố cáo (chương V), các đại biểu đều cho rằng đây là những nội dung rất quan trọng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tố cáo. Tuy nhiên, các quy định về bảo vệ người tố cáo trong dự thảo Luật vẫn chung chung, còn mang tính nguyên tắc, thiếu cơ chế thực hiện và chưa có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn bảo vệ người tố cáo để có thể thực hiện trên thực tiễn.
Vì vậy, cần được nghiên cứu để quy định chi tiết hơn như cần xác định về cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ; thứ tự ưu tiên bảo vệ. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về bảo vệ các quyền lợi về chính trị, kinh tế, việc làm, bảo vệ uy tín cho người tố cáo.
Đồng thời, cần nghiên cứu quy định cơ chế, biện pháp bảo vệ cả những người bị tố cáo, đảm bảo khôi phục danh dự, quyền và lợi ích của họ trong trường hợp bị tố cáo sai.
Ngày 12/11, các đại biểu tiếp tục làm việc theo chương trình./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)