Ngày 8/10, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Greenld) tổ chức Hội thảo “Mô hình tăng trưởng: Thách thức, Giải pháp thay thế và xu hướng.”
Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn mở để các đại biểu tham dự thảo luận và có cái nhìn đa chiều về các lựa chọn khác nhau cho mục tiêu chiến lược tăng trưởng quốc gia cũng như thách thức và xu hướng hiện nay.
Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ kinh nghiệm về những bài học tăng trưởng từ những thập niên trước của Việt Nam, đánh giá các mô hình tăng trưởng của Việt Nam sau đổi mới; những giải pháp tăng trưởng thay thế trong bối cảnh khủng hoảng; các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh…
Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh Ngụy Thị Khanh cho rằng, chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động cần có các sáng kiến địa phương từ dưới lên để phát triển. Vì vậy, cần phải đưa ra các giải pháp phù hợp hơn, lồng ghép tốt hơn của nhiều lĩnh vực khác nhau và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Ông Nguyễn Thế Chinh, Viện phó Viện Chiến lược Tài nguyên và Môi trường cho biết từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một mong muốn không chỉ đảm bảo tăng trưởng kinh tế, mà còn mang lại phúc lợi tốt nhất cho người dân, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội, mở cửa thế giới.
Kể từ khi “Đổi Mới” (1986), kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, mặc dù có những giai đoạn chịu tác động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng dương. Vì vậy sau gần 27 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nghèo đã vươn lên trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Bên cạnh những thành tự đạt được, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ khi mở cửa vẫn còn nhiều bất cập, nếu không có những chính sách phát triển mới, tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cấu trúc lại nền kinh tế, Việt Nam có thể sẽ rơi vào bẫy “thu nhập trung bình” hay “lời nguyền tài nguyên” như một số quốc gia khác trên thế giới đã gặp phải. Cần tìm hiều rõ hơn quá trình tăng trưởng kinh tế từ khi đổi mới đến nay, để từ đó có những dự báo và khuyến nghị mô hình tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Ngoài ra, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn phải đạt được mục tiêu xã hội và môi trường, nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh là động lực cho phát triển bền vững.
Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Việt Nam đặc biệt dễ bị nhiều cơn bão, lũ lụt và nước biển dâng. Do đó, Việt Nam không những cần cố gắng để khử cacbon trong tăng trưởng mà còn nhằm mục đích để xây dựng khả năng phục hồi cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần xác định mục tiêu về tăng trưởng xanh như một cách thức để đạt được nền kinh tế cacbon thấp và làm phong phú vốn tự nhiên. Nó sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, mà ở đó yêu cầu giảm thiểu phát thải khí nhà kính và tăng cường năng lực để thu hồi khí nhà kính đang dần trở thành chỉ số quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội./.
Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn mở để các đại biểu tham dự thảo luận và có cái nhìn đa chiều về các lựa chọn khác nhau cho mục tiêu chiến lược tăng trưởng quốc gia cũng như thách thức và xu hướng hiện nay.
Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ kinh nghiệm về những bài học tăng trưởng từ những thập niên trước của Việt Nam, đánh giá các mô hình tăng trưởng của Việt Nam sau đổi mới; những giải pháp tăng trưởng thay thế trong bối cảnh khủng hoảng; các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh…
Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh Ngụy Thị Khanh cho rằng, chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động cần có các sáng kiến địa phương từ dưới lên để phát triển. Vì vậy, cần phải đưa ra các giải pháp phù hợp hơn, lồng ghép tốt hơn của nhiều lĩnh vực khác nhau và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Ông Nguyễn Thế Chinh, Viện phó Viện Chiến lược Tài nguyên và Môi trường cho biết từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một mong muốn không chỉ đảm bảo tăng trưởng kinh tế, mà còn mang lại phúc lợi tốt nhất cho người dân, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội, mở cửa thế giới.
Kể từ khi “Đổi Mới” (1986), kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, mặc dù có những giai đoạn chịu tác động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng dương. Vì vậy sau gần 27 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nghèo đã vươn lên trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Bên cạnh những thành tự đạt được, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ khi mở cửa vẫn còn nhiều bất cập, nếu không có những chính sách phát triển mới, tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cấu trúc lại nền kinh tế, Việt Nam có thể sẽ rơi vào bẫy “thu nhập trung bình” hay “lời nguyền tài nguyên” như một số quốc gia khác trên thế giới đã gặp phải. Cần tìm hiều rõ hơn quá trình tăng trưởng kinh tế từ khi đổi mới đến nay, để từ đó có những dự báo và khuyến nghị mô hình tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Ngoài ra, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn phải đạt được mục tiêu xã hội và môi trường, nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh là động lực cho phát triển bền vững.
Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Việt Nam đặc biệt dễ bị nhiều cơn bão, lũ lụt và nước biển dâng. Do đó, Việt Nam không những cần cố gắng để khử cacbon trong tăng trưởng mà còn nhằm mục đích để xây dựng khả năng phục hồi cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần xác định mục tiêu về tăng trưởng xanh như một cách thức để đạt được nền kinh tế cacbon thấp và làm phong phú vốn tự nhiên. Nó sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, mà ở đó yêu cầu giảm thiểu phát thải khí nhà kính và tăng cường năng lực để thu hồi khí nhà kính đang dần trở thành chỉ số quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)