Năm 2013, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều rủi ro nên sẽ không có gì đột biến nhiều so với năm 2012, tăng trưởng kinh tế có thể cải thiện trở lại vào nửa cuối năm 2013... đó là nhận định của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế tại hội thảo "Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế chính sách (VEPR, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức ngày 30/1 tại Hà Nội.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR nhận định kinh tế năm 2013 còn nhiều khó khăn. Các chính sách điều hành kinh tế vẫn phụ thuộc vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường. Lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại, trong khi áp lực thâm hụt ngân sách còn lớn do thất thu về thuế và giảm các khoản phải thu từ năm 2012.
Bên cạnh đó, cải cách doanh nghiệp Nhà nước sẽ được triển khai nhưng chưa có các cơ chế giám sát cụ thể nên khó có thể hiệu quả trong năm 2013. Ngoài ra, môi trường kinh doanh và đầu tư chưa được cải thiện nhiều đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải thay đổi theo hướng tích cực.
Các chuyên gia VEPR dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2013 sẽ tăng cao hơn so với năm 2012, ở mức 5,2-5,3%.
Nhìn nhận những tác động khách quan bên ngoài, tiến sỹ Lê Quốc Phương, phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công Thương, Bộ Công Thương cho rằng năm 2013 kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn và diễn biến khó lường cũng là yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Việt Nam là một nên kinh tế mở.
Các vấn đề như nợ công cao, suy thoái kinh tế của các nền kinh tế phát triển và việc Trung Quốc hạ cánh cứng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến Việt Nam.
Tại hội thảo các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến nghị chính sách cho năm 2013. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát để duy trì đà phục hồi của tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần cải cách thể chế để cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết dứt điểm nợ xấu, phục hồi thị trường bất động sản./.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR nhận định kinh tế năm 2013 còn nhiều khó khăn. Các chính sách điều hành kinh tế vẫn phụ thuộc vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường. Lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại, trong khi áp lực thâm hụt ngân sách còn lớn do thất thu về thuế và giảm các khoản phải thu từ năm 2012.
Bên cạnh đó, cải cách doanh nghiệp Nhà nước sẽ được triển khai nhưng chưa có các cơ chế giám sát cụ thể nên khó có thể hiệu quả trong năm 2013. Ngoài ra, môi trường kinh doanh và đầu tư chưa được cải thiện nhiều đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải thay đổi theo hướng tích cực.
Các chuyên gia VEPR dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2013 sẽ tăng cao hơn so với năm 2012, ở mức 5,2-5,3%.
Nhìn nhận những tác động khách quan bên ngoài, tiến sỹ Lê Quốc Phương, phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công Thương, Bộ Công Thương cho rằng năm 2013 kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn và diễn biến khó lường cũng là yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Việt Nam là một nên kinh tế mở.
Các vấn đề như nợ công cao, suy thoái kinh tế của các nền kinh tế phát triển và việc Trung Quốc hạ cánh cứng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến Việt Nam.
Tại hội thảo các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến nghị chính sách cho năm 2013. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát để duy trì đà phục hồi của tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần cải cách thể chế để cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết dứt điểm nợ xấu, phục hồi thị trường bất động sản./.
Quốc Huy (TTXVN)