Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh), ông Takahiro Shimonuma, đại diện của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội cho biết cách đây 20 năm, các công ty Nhật Bản coi Việt Nam là một cơ sở sản xuất chi phí nhân công thấp.
Nhưng điều này hiện đã thay đổi và các công ty Nhật Bản đang bị "hấp dẫn" bởi mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam.
Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Orix (Nhật Bản) đã mua lại 25% cổ phần của Indochina Capital, một trong những công ty đầu tư lớn nhất do nước ngoài điều hành tại Việt Nam. Việc đầu tư của Orix là ví dụ mới nhất về làn sóng tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng.
Hiện Chính phủ Nhật Bản coi việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế với Việt Nam là một ưu tiên chính sách trong nỗ lực giúp các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn phát đạt ở thị trường ngoài nước.
Khai thác tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam và các láng giềng khác ở châu Á được đảng Dân chủ cầm quyền coi là sống còn trong việc thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế yếu kém của Nhật Bản, với việc các bộ trưởng đang tập trung vào việc bán những cơ sở hạ tầng như các nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy lọc nước.
Tại hội nghị song phương ở Hà Nội hồi tháng 10/2010, Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận, theo đó các công ty Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam 2 nhà máy điện hạt nhân.
Nhật Bản cũng hy vọng sẽ giúp Việt Nam khai thác các nguồn đất hiếm nhằm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nguồn cung loại khoáng sản quan trọng này từ Trung Quốc. Trong tháng 11/2010, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã tới Việt Nam và tháp tùng là cả một đoàn doanh nghiệp cỡ nhỏ và trung bình.
Orix khẳng định trong tuyên bố đưa ra ngày 1/12 rằng Orix sẽ giúp phát triển hoạt động quản lý vốn của Indochina Capital. Hai tập đoàn sẽ hợp tác để hướng dẫn cho các doanh nghiệp Nhật Bản muốn làm ăn tại Việt Nam. Ông Peter Ryder, Giám đốc Quản lý của Indochina Capital, nói: "Sự quan tâm tới Việt Nam của các công ty Nhật Bản đã tăng đáng kể trong 6-9 tháng vừa qua."
Ông Peter Ryder cũng cho rằng động lực của làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam chính là các mối liên hệ chính trị được tăng cường giữa hai nước và những diễn biến của đồng nội tệ của cả hai nước.
Trong khi đồng yen của Nhật Bản được định giá một cách công bằng so với đồng USD thì đồng Việt Nam lại bị định giá thấp. Vì vậy, chi phí các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thời điểm này sẽ rẻ hơn 20% so với cách đây 6 tháng.
Mặc dù trước đây các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp như xây dựng và chế tạo nhưng thời gian gần đây cho thấy các công ty Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm tới ngành công nghiệp dịch vụ tài chính non yếu của Việt Nam.
Ngân hàng Shinsei do Chính phủ Nhật Bản và JC Flower sở hữu, đã quyết định liên doanh với Tập đoàn Bảo hiểm lớn nhất của Việt Nam là Bảo Việt, và Tập đoàn Dịch vụ Tài chính SBI (Nhật Bản) đã nhất trí mua 20% cổ phần của Công ty chứng khoán FPT Securities.
Ngoài ra, các tập đoàn bán lẻ Nhật Bản như Takashimaya và Istan Mitsukoshi cũng đang xem xét việc mở các chi nhánh bán hàng tại Việt Nam để nhắm vào tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam./.
Nhưng điều này hiện đã thay đổi và các công ty Nhật Bản đang bị "hấp dẫn" bởi mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam.
Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Orix (Nhật Bản) đã mua lại 25% cổ phần của Indochina Capital, một trong những công ty đầu tư lớn nhất do nước ngoài điều hành tại Việt Nam. Việc đầu tư của Orix là ví dụ mới nhất về làn sóng tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng.
Hiện Chính phủ Nhật Bản coi việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế với Việt Nam là một ưu tiên chính sách trong nỗ lực giúp các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn phát đạt ở thị trường ngoài nước.
Khai thác tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam và các láng giềng khác ở châu Á được đảng Dân chủ cầm quyền coi là sống còn trong việc thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế yếu kém của Nhật Bản, với việc các bộ trưởng đang tập trung vào việc bán những cơ sở hạ tầng như các nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy lọc nước.
Tại hội nghị song phương ở Hà Nội hồi tháng 10/2010, Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận, theo đó các công ty Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam 2 nhà máy điện hạt nhân.
Nhật Bản cũng hy vọng sẽ giúp Việt Nam khai thác các nguồn đất hiếm nhằm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nguồn cung loại khoáng sản quan trọng này từ Trung Quốc. Trong tháng 11/2010, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã tới Việt Nam và tháp tùng là cả một đoàn doanh nghiệp cỡ nhỏ và trung bình.
Orix khẳng định trong tuyên bố đưa ra ngày 1/12 rằng Orix sẽ giúp phát triển hoạt động quản lý vốn của Indochina Capital. Hai tập đoàn sẽ hợp tác để hướng dẫn cho các doanh nghiệp Nhật Bản muốn làm ăn tại Việt Nam. Ông Peter Ryder, Giám đốc Quản lý của Indochina Capital, nói: "Sự quan tâm tới Việt Nam của các công ty Nhật Bản đã tăng đáng kể trong 6-9 tháng vừa qua."
Ông Peter Ryder cũng cho rằng động lực của làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam chính là các mối liên hệ chính trị được tăng cường giữa hai nước và những diễn biến của đồng nội tệ của cả hai nước.
Trong khi đồng yen của Nhật Bản được định giá một cách công bằng so với đồng USD thì đồng Việt Nam lại bị định giá thấp. Vì vậy, chi phí các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thời điểm này sẽ rẻ hơn 20% so với cách đây 6 tháng.
Mặc dù trước đây các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp như xây dựng và chế tạo nhưng thời gian gần đây cho thấy các công ty Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm tới ngành công nghiệp dịch vụ tài chính non yếu của Việt Nam.
Ngân hàng Shinsei do Chính phủ Nhật Bản và JC Flower sở hữu, đã quyết định liên doanh với Tập đoàn Bảo hiểm lớn nhất của Việt Nam là Bảo Việt, và Tập đoàn Dịch vụ Tài chính SBI (Nhật Bản) đã nhất trí mua 20% cổ phần của Công ty chứng khoán FPT Securities.
Ngoài ra, các tập đoàn bán lẻ Nhật Bản như Takashimaya và Istan Mitsukoshi cũng đang xem xét việc mở các chi nhánh bán hàng tại Việt Nam để nhắm vào tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam./.
Lê Dương (TTXVN/Vietnam+)