Trong hai ngày 8-9/11, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường sự tham gia của Phật giáo trong công tác bảo vệ trẻ em” tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi nhiều nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong các cơ sở thuộc Phật giáo.
Trong đó nhấn mạnh đến nhiều vấn đề cụ thể như sự cần thiết và phương thức thực hiện quyền trẻ em trong các cơ sở chăm sóc trẻ em; chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động truyền thông về quyền trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại các cơ sở chăm sóc trẻ em của Phật giáo; các đề xuất về việc xây dựng một môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ em tại các cơ sở Phật giáo; các kinh nghiệm nhằm nâng cao sự tham gia của trẻ em trong các cơ sở mái ấm, nhà mở…
Theo thạc sỹ Phan Thanh Minh, chuyên gia bảo vệ và chăm sóc trẻ em, để thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thì các cơ sở cần tạo môi trường pháp luật đầy đủ, thân thiện, phù hợp với trẻ em và từng bước chuyên nghiệp hóa mạng lưới tổ chức và đội ngũ cán bộ công tác xã hội, đồng thời cần phát huy vai trò của trẻ em trong việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hội thảo cũng đánh giá tình hình thực hiện dự án "Tăng cường sự tham gia của các tổ chức Phật giáo trong công tác bảo vệ trẻ em,” do Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam.
Sau 5 tháng thực hiện, ngoài kết quả đạt được thì dự án đã bộc lộ những khó khăn cần khắc phục như một số mái ấm, nhà mở chưa hiểu nhiều về công tác bảo vệ trẻ em, một số thủ tục liên quan đến dự án còn rườm rà, kiến thức và khả năng của tình nguyện viên còn đang hoàn thiện nên chưa chu toàn trong các hoạt động.
Qua kinh nghiệm được rút ra và việc khắc phục những khó khăn sẽ nâng cao vai trò của Phật giáo trong công tác bảo vệ trẻ em và tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở chăm sóc trẻ em thuộc Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới./.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi nhiều nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong các cơ sở thuộc Phật giáo.
Trong đó nhấn mạnh đến nhiều vấn đề cụ thể như sự cần thiết và phương thức thực hiện quyền trẻ em trong các cơ sở chăm sóc trẻ em; chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động truyền thông về quyền trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại các cơ sở chăm sóc trẻ em của Phật giáo; các đề xuất về việc xây dựng một môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ em tại các cơ sở Phật giáo; các kinh nghiệm nhằm nâng cao sự tham gia của trẻ em trong các cơ sở mái ấm, nhà mở…
Theo thạc sỹ Phan Thanh Minh, chuyên gia bảo vệ và chăm sóc trẻ em, để thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thì các cơ sở cần tạo môi trường pháp luật đầy đủ, thân thiện, phù hợp với trẻ em và từng bước chuyên nghiệp hóa mạng lưới tổ chức và đội ngũ cán bộ công tác xã hội, đồng thời cần phát huy vai trò của trẻ em trong việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hội thảo cũng đánh giá tình hình thực hiện dự án "Tăng cường sự tham gia của các tổ chức Phật giáo trong công tác bảo vệ trẻ em,” do Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam.
Sau 5 tháng thực hiện, ngoài kết quả đạt được thì dự án đã bộc lộ những khó khăn cần khắc phục như một số mái ấm, nhà mở chưa hiểu nhiều về công tác bảo vệ trẻ em, một số thủ tục liên quan đến dự án còn rườm rà, kiến thức và khả năng của tình nguyện viên còn đang hoàn thiện nên chưa chu toàn trong các hoạt động.
Qua kinh nghiệm được rút ra và việc khắc phục những khó khăn sẽ nâng cao vai trò của Phật giáo trong công tác bảo vệ trẻ em và tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở chăm sóc trẻ em thuộc Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới./.
Nguyễn Dũng (TTXVN)