Ngày 28/9, tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiếp nhận phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm được làm bằng gốm cổ, do nghệ nhân Trần Độ và nhân dân làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm trao tặng, mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Dự lễ tiếp nhận có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.
Phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm do nghệ nhân Trần Độ, làng gốm Bát Tràng sáng tạo trong sáu tháng, từ nguyên liệu gốm cổ dựa trên tiêu bản cụ Rùa đang được trưng bày tại đền Ngọc Sơn.
Phiên bản cụ Rùa bằng gốm có kích thước 3,3x2,6x1,36m, nặng gần 4 tấn và được nung ở nhiệt độ 1.300 độ C.
Trước đó, ngày 27/9, lễ trình Thành hoàng làng - Tổ nghề gốm Bát Tràng phiên bản cụ Rùa - linh vật thần Kim Quy đã được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống.
Sinh năm 1957, nghệ nhân Trần Độ là thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần làm gốm ở làng gốm cổ Bát Tràng và được mệnh danh là "vua" men sứ của làng. Trong gia tài của ông hiện có hơn 70 bài men cổ, riêng dòng men ngọc có tới 12 công thức khác nhau.
Nghệ nhân Trần Độ đã phục chế hàng trăm sản phẩm gốm cổ thời Lý, Trần, Lê như lư hương, chân đèn, chum, chóe, bát đĩa, thể hiện qua các lớp men rạn, men chảy các màu mà vẫn giữ được những hoa văn cổ xưa, giản dị mà thanh thoát. Ông được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân năm 2003./.
Dự lễ tiếp nhận có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.
Phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm do nghệ nhân Trần Độ, làng gốm Bát Tràng sáng tạo trong sáu tháng, từ nguyên liệu gốm cổ dựa trên tiêu bản cụ Rùa đang được trưng bày tại đền Ngọc Sơn.
Phiên bản cụ Rùa bằng gốm có kích thước 3,3x2,6x1,36m, nặng gần 4 tấn và được nung ở nhiệt độ 1.300 độ C.
Trước đó, ngày 27/9, lễ trình Thành hoàng làng - Tổ nghề gốm Bát Tràng phiên bản cụ Rùa - linh vật thần Kim Quy đã được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống.
Sinh năm 1957, nghệ nhân Trần Độ là thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần làm gốm ở làng gốm cổ Bát Tràng và được mệnh danh là "vua" men sứ của làng. Trong gia tài của ông hiện có hơn 70 bài men cổ, riêng dòng men ngọc có tới 12 công thức khác nhau.
Nghệ nhân Trần Độ đã phục chế hàng trăm sản phẩm gốm cổ thời Lý, Trần, Lê như lư hương, chân đèn, chum, chóe, bát đĩa, thể hiện qua các lớp men rạn, men chảy các màu mà vẫn giữ được những hoa văn cổ xưa, giản dị mà thanh thoát. Ông được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân năm 2003./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)