Theo đánh giá của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bạc Liêu, tình trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan nhỏ lẻ vẫn diễn ra tràn lan ở nông thôn, là nguyên nhân chính dẫn đến tầng nước ngầm của tỉnh bị tụt áp nghiêm trọng.
Theo đó, chất lượng nước ngầm ở một số nơi trong tỉnh đã bị nhiễm phèn và mặn rất cao, trữ lượng nước đang bị suy thoái, mực nước tĩnh qua các năm liên tục bị sụt giảm. Nhiều giếng khoan có mực nước tĩnh tụt xuống từ 10-12m khiến việc bơm hút rất khó khăn.
Trước đây, giếng nước ngầm khi khoan đến 90 mét đã có nước sạch sử dụng, nhưng hiện nay phải khoan đến độ sâu từ 105-115 mét mới có nước sạch.
Việc kiểm tra các đội khoan giếng nước ngầm cũng gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các đội đều ''khoan chui'', khi có người yêu cầu khoan giếng, họ tập kết nhanh phương tiện, thiết bị và thực hiện xong việc chỉ trong một buổi.
Theo số liệu quan trắc, mực nước dưới đất của Trung tâm Quan trắc quốc gia, ở tầng nước ngầm mà tỉnh Bạc Liêu đang khai thác nhiều nhất mỗi năm sụt giảm khoảng 0,5m. Như vậy, cứ 5 năm, mực nước này giảm 2,5m./.
Theo đó, chất lượng nước ngầm ở một số nơi trong tỉnh đã bị nhiễm phèn và mặn rất cao, trữ lượng nước đang bị suy thoái, mực nước tĩnh qua các năm liên tục bị sụt giảm. Nhiều giếng khoan có mực nước tĩnh tụt xuống từ 10-12m khiến việc bơm hút rất khó khăn.
Trước đây, giếng nước ngầm khi khoan đến 90 mét đã có nước sạch sử dụng, nhưng hiện nay phải khoan đến độ sâu từ 105-115 mét mới có nước sạch.
Việc kiểm tra các đội khoan giếng nước ngầm cũng gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các đội đều ''khoan chui'', khi có người yêu cầu khoan giếng, họ tập kết nhanh phương tiện, thiết bị và thực hiện xong việc chỉ trong một buổi.
Theo số liệu quan trắc, mực nước dưới đất của Trung tâm Quan trắc quốc gia, ở tầng nước ngầm mà tỉnh Bạc Liêu đang khai thác nhiều nhất mỗi năm sụt giảm khoảng 0,5m. Như vậy, cứ 5 năm, mực nước này giảm 2,5m./.
Cao Thăng (TTXVN)