Để giải quyết khó khăn cho người lao động trong bối cảnh giá cả tăng cao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ phương án điều chỉnh lương tối thiểu theo vùng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Nếu kế hoạch được phê duyệt, đợt điều chỉnh lương lần này sẽ được thực hiện sớm hơn lộ trình 3 tháng, từ 1/10 thay vì 1/1/2012.
Một số doanh nghiệp đồng tình với việc điều chỉnh lương sớm hơn lộ trình, số khác lại cho rằng cần phải cân nhắc lợi ích giữa hai bên doanh nghiệp và người lao động.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết Bộ đã trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 vùng và sẽ sáp nhập lương tối thiểu trong tất cả các loại hình doanh nghiệp (không phân biệt loại hình doanh nghiệp trong nước và FDI như trước đây).
Cụ thể, mức lương thống nhất ở cả hai loại hình doanh nghiệp (trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI) ở vùng 1 là 1,9 triệu đồng/tháng; vùng 2 lên 1,73 triệu đồng/tháng; vùng 3 lên là 1,55 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,4 triệu đồng/tháng.
Phương án trên sẽ bảo đảm được mức sống tối thiểu và tiền lương thực tế của người lao động trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng. Các mức lương dự kiến từ 1,4-1,9 triệu đồng tương đương với mức lương tối thiểu của các nước trong khu vực như Lào, Indonesia, Philippines...
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã kiến nghị Chính phủ có quy định doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động mức tối thiểu 15.000 đồng/bữa/người (tăng từ 3.000-5.000 đồng/bữa).
Theo bà Minh, việc áp dụng mức lương tối thiểu chung là cần thiết bởi đây là một bước trong lộ trình hội nhập quốc tế, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có sự cạnh tranh quyết liệt hơn để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.
Việc điều chỉnh tiền lương sẽ buộc người sử dụng lao động phải tính toán tăng năng suất lao động để cân đối sản xuất.
"Vẫn biết, khi tăng lương, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Nhưng nếu không tăng lương thì người lao động khó có thể đảm bảo được cuộc sống và từ đó cũng dễ dẫn đến tình trạng đình công," bà Minh nói.
Việc điều chỉnh lương nói trên dựa trên quá trình khảo sát các doanh nghiệp và tính đến khả năng trả lương để đảm bảo không gây khó cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Phạm Ánh Dương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Hưng Yên cho rằng việc điều chỉnh mức lương cơ bản cho người lao động trước lộ trình trong bối cảnh giá cả tăng cao là cần thiết, bởi có như vậy mới mới thu hút được lao động làm việc trong các nhà máy.
Ông Dương cho rằng hiện tại, người lao động làm giúp việc trong gia đình còn được mức 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng và nuôi ăn cả tháng, trong khi lao động làm việc tại các khu công nghiệp, các nhà máy mà lương chỉ 1,1-1,2 triệu đồng cho tới có 1,8 triệu đồng/người/tháng. Với giá cả như hiện nay, mức thu nhập này khó đảm bảo được cuộc sống người lao động và không khuyến khích được họ.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhựa Tân Phú cho rằng với những doanh nghiệp làm ăn tốt, sử dụng ít lao động thì việc tăng lương tối thiểu sẽ không tác động nhiều. Thế nhưng, với các đơn vị sử dụng nhiều lao động, việc tăng lương rõ ràng sẽ thêm sức ép về chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc chi phí bị đội lên.
Ông Hùng cho rằng việc tăng lương tối thiểu cho người lao động là cần thiết song mức tăng trong thời điểm này khiến doanh nghiệp gặp khó.
"Thực tế hiện nay, lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tại các thành phố lớn đã vượt xa con số 1,9 triệu đồng/tháng. Thu nhập của họ không chỉ lương mà còn cả các khoản phụ cấp khác, chúng tôi triển khai phụ cấp cho công nhân với mức từ 5 % đến 7%/người/tháng," ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Đắc Phúc, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giầy Ngọc Hà cho rằng dệt may và da giầy là một trong những doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lao động nhiều hơn cả. Việc tăng lương là hợp lý nhưng cần tính toán để không gây sốc cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay. Giá sản phẩm đầu ra gần như không tăng, vốn để kinh doanh gần như bế tắc, bởi lãi suất ngân hàng cao tới hơn 20%, với lãi suất này doanh nghiệp ngành da giày kinh doanh hầu như không có lãi.
Thứ hai về tiền thuế đất cũng tăng đó cũng là bài toán đau đầu với doanh nghiệp. Nếu chính phủ quyết định điều chỉnh tăng lương, doanh nghiệp sẽ phải tìm cách để vượt qua và tùy từng doanh nghiệp sẽ có những giải pháp riêng để ứng phó. Và rất có thể các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó có cách nào để phát triển./.
Một số doanh nghiệp đồng tình với việc điều chỉnh lương sớm hơn lộ trình, số khác lại cho rằng cần phải cân nhắc lợi ích giữa hai bên doanh nghiệp và người lao động.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết Bộ đã trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 vùng và sẽ sáp nhập lương tối thiểu trong tất cả các loại hình doanh nghiệp (không phân biệt loại hình doanh nghiệp trong nước và FDI như trước đây).
Cụ thể, mức lương thống nhất ở cả hai loại hình doanh nghiệp (trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI) ở vùng 1 là 1,9 triệu đồng/tháng; vùng 2 lên 1,73 triệu đồng/tháng; vùng 3 lên là 1,55 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,4 triệu đồng/tháng.
Phương án trên sẽ bảo đảm được mức sống tối thiểu và tiền lương thực tế của người lao động trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng. Các mức lương dự kiến từ 1,4-1,9 triệu đồng tương đương với mức lương tối thiểu của các nước trong khu vực như Lào, Indonesia, Philippines...
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã kiến nghị Chính phủ có quy định doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động mức tối thiểu 15.000 đồng/bữa/người (tăng từ 3.000-5.000 đồng/bữa).
Theo bà Minh, việc áp dụng mức lương tối thiểu chung là cần thiết bởi đây là một bước trong lộ trình hội nhập quốc tế, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có sự cạnh tranh quyết liệt hơn để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.
Việc điều chỉnh tiền lương sẽ buộc người sử dụng lao động phải tính toán tăng năng suất lao động để cân đối sản xuất.
"Vẫn biết, khi tăng lương, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Nhưng nếu không tăng lương thì người lao động khó có thể đảm bảo được cuộc sống và từ đó cũng dễ dẫn đến tình trạng đình công," bà Minh nói.
Việc điều chỉnh lương nói trên dựa trên quá trình khảo sát các doanh nghiệp và tính đến khả năng trả lương để đảm bảo không gây khó cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Phạm Ánh Dương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Hưng Yên cho rằng việc điều chỉnh mức lương cơ bản cho người lao động trước lộ trình trong bối cảnh giá cả tăng cao là cần thiết, bởi có như vậy mới mới thu hút được lao động làm việc trong các nhà máy.
Ông Dương cho rằng hiện tại, người lao động làm giúp việc trong gia đình còn được mức 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng và nuôi ăn cả tháng, trong khi lao động làm việc tại các khu công nghiệp, các nhà máy mà lương chỉ 1,1-1,2 triệu đồng cho tới có 1,8 triệu đồng/người/tháng. Với giá cả như hiện nay, mức thu nhập này khó đảm bảo được cuộc sống người lao động và không khuyến khích được họ.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhựa Tân Phú cho rằng với những doanh nghiệp làm ăn tốt, sử dụng ít lao động thì việc tăng lương tối thiểu sẽ không tác động nhiều. Thế nhưng, với các đơn vị sử dụng nhiều lao động, việc tăng lương rõ ràng sẽ thêm sức ép về chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc chi phí bị đội lên.
Ông Hùng cho rằng việc tăng lương tối thiểu cho người lao động là cần thiết song mức tăng trong thời điểm này khiến doanh nghiệp gặp khó.
"Thực tế hiện nay, lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tại các thành phố lớn đã vượt xa con số 1,9 triệu đồng/tháng. Thu nhập của họ không chỉ lương mà còn cả các khoản phụ cấp khác, chúng tôi triển khai phụ cấp cho công nhân với mức từ 5 % đến 7%/người/tháng," ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Đắc Phúc, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giầy Ngọc Hà cho rằng dệt may và da giầy là một trong những doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lao động nhiều hơn cả. Việc tăng lương là hợp lý nhưng cần tính toán để không gây sốc cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay. Giá sản phẩm đầu ra gần như không tăng, vốn để kinh doanh gần như bế tắc, bởi lãi suất ngân hàng cao tới hơn 20%, với lãi suất này doanh nghiệp ngành da giày kinh doanh hầu như không có lãi.
Thứ hai về tiền thuế đất cũng tăng đó cũng là bài toán đau đầu với doanh nghiệp. Nếu chính phủ quyết định điều chỉnh tăng lương, doanh nghiệp sẽ phải tìm cách để vượt qua và tùy từng doanh nghiệp sẽ có những giải pháp riêng để ứng phó. Và rất có thể các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó có cách nào để phát triển./.
Thúy Hằng-Thảo Nguyên-Đỗ Huyền (TTXVN/Vietnam+)