Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm; Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm Bộ Công an phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Đây là Đề án nằm trong khuôn khổ chương trình 130/CP giai đoạn 2011-2015.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam; đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Biên phòng và một số địa phương trọng điểm về tệ nạn buôn bán người khu vực phía Bắc.
Theo Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, tại Việt Nam, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người diễn ra phức tạp tại 63 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu trên tuyến biên giới Việt Nam–Trung Quốc; Việt Nam-Campuchia; Việt Nam-Lào và đang có xu hướng gia tăng, quốc tế hóa.
Ở Việt Nam, không chỉ xảy ra mua bán phụ nữ, trẻ em (chiếm trên 80%) mà cả mua bán đàn ông, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê… Việt Nam vừa là địa bàn phạm tội, vừa là địa bàn trung chuyển đi các nước thứ ba.
Đối tượng phạm tội có thể là người nước ngoài, hoặc những người từng là nạn nhân của mua bán người.
Theo thống kê, từ 2005 đến nay, cả nước xảy ra hơn 3.200 vụ phạm tội mua bán người với gần 5.600 đối tượng, lừa bán hơn 7.000 nạn nhân. Riêng năm 2012 và sáu tháng năm 2013 đã xảy ra gần 700 vụ, với hơn 1.100 đối tượng lừa bán hơn 1.300 nạn nhân, trong đó trên 80% là mua bán ra nước ngoài.
Thủ đoạn hoạt động phổ biến của tội phạm là lợi dụng những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp, thiếu việc làm, văn hóa thấp, hứa hẹn việc làm có thu nhập cao, rồi tìm cách đưa ra nước ngoài bán hoặc lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập, lợi dụng sơ hở trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội về hôn nhân, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, xuất khẩu lao động, đi thăm thân, du lịch… để lừa gạt, đưa người ra nước ngoài bán.
Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người đặt ra chỉ tiêu hàng năm tăng ít nhất 5% tỷ lệ phối hợp giải quyết các vụ việc mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật; 100% các dự án hợp tác quốc tế tài trợ hoặc hỗ trợ đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Mục tiêu của Đề án đến năm 2015 xây dựng, đàm phán, ký kết hiệp định hợp tác song phương về phòng, chống tội phạm mua bán người ít nhất với 3 nước và vùng lãnh thổ.
Đề án được triển khai trên phạm vi cả nước, ưu tiên nguồn lực tập trung ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường biên giơi, có cửa khẩu hàng không hoặc cảng biển quốc tế.
Bên cạnh việc theo dõi, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm mua bán người mà Việt Nam là thành viên, Đề án còn tăng cường công tác thông tin đối ngoại liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người qua các kênh ngoại giao, Interpol…; phối hợp xác minh, giải quyết vụ việc mua bán người có yếu tố nước ngoài giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhất là các địa phương giáp biên giới với các cơ quan hữu quan nước ngoài./.
Đây là Đề án nằm trong khuôn khổ chương trình 130/CP giai đoạn 2011-2015.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam; đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Biên phòng và một số địa phương trọng điểm về tệ nạn buôn bán người khu vực phía Bắc.
Theo Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, tại Việt Nam, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người diễn ra phức tạp tại 63 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu trên tuyến biên giới Việt Nam–Trung Quốc; Việt Nam-Campuchia; Việt Nam-Lào và đang có xu hướng gia tăng, quốc tế hóa.
Ở Việt Nam, không chỉ xảy ra mua bán phụ nữ, trẻ em (chiếm trên 80%) mà cả mua bán đàn ông, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê… Việt Nam vừa là địa bàn phạm tội, vừa là địa bàn trung chuyển đi các nước thứ ba.
Đối tượng phạm tội có thể là người nước ngoài, hoặc những người từng là nạn nhân của mua bán người.
Theo thống kê, từ 2005 đến nay, cả nước xảy ra hơn 3.200 vụ phạm tội mua bán người với gần 5.600 đối tượng, lừa bán hơn 7.000 nạn nhân. Riêng năm 2012 và sáu tháng năm 2013 đã xảy ra gần 700 vụ, với hơn 1.100 đối tượng lừa bán hơn 1.300 nạn nhân, trong đó trên 80% là mua bán ra nước ngoài.
Thủ đoạn hoạt động phổ biến của tội phạm là lợi dụng những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp, thiếu việc làm, văn hóa thấp, hứa hẹn việc làm có thu nhập cao, rồi tìm cách đưa ra nước ngoài bán hoặc lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập, lợi dụng sơ hở trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội về hôn nhân, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, xuất khẩu lao động, đi thăm thân, du lịch… để lừa gạt, đưa người ra nước ngoài bán.
Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người đặt ra chỉ tiêu hàng năm tăng ít nhất 5% tỷ lệ phối hợp giải quyết các vụ việc mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật; 100% các dự án hợp tác quốc tế tài trợ hoặc hỗ trợ đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Mục tiêu của Đề án đến năm 2015 xây dựng, đàm phán, ký kết hiệp định hợp tác song phương về phòng, chống tội phạm mua bán người ít nhất với 3 nước và vùng lãnh thổ.
Đề án được triển khai trên phạm vi cả nước, ưu tiên nguồn lực tập trung ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường biên giơi, có cửa khẩu hàng không hoặc cảng biển quốc tế.
Bên cạnh việc theo dõi, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm mua bán người mà Việt Nam là thành viên, Đề án còn tăng cường công tác thông tin đối ngoại liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người qua các kênh ngoại giao, Interpol…; phối hợp xác minh, giải quyết vụ việc mua bán người có yếu tố nước ngoài giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhất là các địa phương giáp biên giới với các cơ quan hữu quan nước ngoài./.
Quang Vũ (TTXVN)