Đại hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 33 (AIPA 33) tại Lombok (Indonesia) đã bước sang ngày làm việc thứ tư với các cuộc họp của các Ủy ban chuyên đề Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Tổ chức của AIPA và các cuộc đối thoại giữa AIPA với các nước quan sát viên AIPA gồm Australia, Belarus, Canada, Trung Quốc, Nghị viện châu Âu (EP), Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.
Sáng 19/9, các ủy ban của AIPA đã tiến hành thảo luận song song, tập trung vào các vấn đề nâng cao nhận thức, khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các thỏa thuận đã được các bên nhất trí, và đàm phán hòa bình thông qua các cơ chế đối thoại để giải quyết các tranh chấp, bất đồng nhằm đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Đông Nam Á, trong lĩnh vực chính trị; Thúc đẩy các nỗ lực và hợp tác khu vực chống rửa tiền, tạo dựng một nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững, thông qua các chiến lược xóa đói giảm nghèo và một khung thể chế vì sự phát triển bền vững, bảo đảm tiếp cận tốt hơn tới công nghệ, thị trường và đặc biệt là nguồn vốn, như các chương trình cấp khu vực được quốc tế cấp vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Ngoài ra, các ủy ban của AIPA còn thảo luận việc nâng cao nhận thức và phát huy sự tham gia của người dân vào các chương trình liên quan tới giảm nguy cơ thiên tai và ứng phó khẩn cấp nhằm tăng cường độ vững chắc của cộng đồng trước thiên tai, thúc đẩy xây dựng và chuyển giao nghiên cứu công nghệ thân thiện môi trường và cácbon thấp trong lĩnh vực xã hội; Các vấn đề liên quan đến tổ chức của AIPA và Ban thư ký AIPA, trong đó có nhiệm kỳ của Tổng Thư ký AIPA, đề xuất của Mạng lưới bảo vệ động vật hoang dã ASEAN (ASEAN-WEN) và Quỹ Freeland về hợp tác kỹ thuật với AIPA xây dựng một “định hướng lập pháp xanh” nhằm ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học của ASEAN, thiết lập hợp tác giữa AIPA và Quỹ ASEAN, quan hệ và hợp tác giữa AIPA và Nghị viện châu Phi, thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 34, và một số vấn đề liên quan trong lĩnh vực tổ chức của AIPA.
Chiều cùng ngày, các đoàn đại biểu quốc hội/nghị viện các nước thành viên AIPA đã tiến hành đối thoại với các nước quan sát viên, tập trung vào các chủ đề phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực; thúc đẩy phối hợp nghiên cứu và chuyển giao chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp; năng lượng và các khía cạnh liên quan tới môi trường; tăng cường các nỗ lực giải quyết các nhu cầu thích nghi với biến đổi khí hậu; nâng cao hợp tác nghị viện/quốc hội giữa các thành viên và quan sát viên của AIPA.
[Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao vai trò của AIPA]
Các ủy ban chuyên đề của Đại hội đồng AIPA 33 đã hoàn tất các các dự thảo nghị quyết về các vấn đề thảo luận để trình Đại hội đồng xem xét, thông qua trong Phiên họp toàn thể thứ hai ngày 21/9 tới, trong đó có hai nghị quyết của Ủy ban Chính trị, bao gồm nghị quyết về Khuyến khích các nước thành viên ASEAN tích cực nâng cao nhận thức của người dân và thúc đẩy sự tham gia của người dân, bao gồm xã hội dân sự, vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, và nghị quyết về Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, trong đó thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối của AIPA đối với những cam kết và nỗ lực của các nước ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
AIPA cũng tiếp tục yêu cầu các nghị viện thành viên AIPA ủng hộ và khuyến khích các nước thành viên ASEAN, trên tinh thần đoàn kết - hợp tác và thống nhất, tăng cường tham vấn để tìm giải pháp hòa bình về các vấn đề của khu vực dựa trên Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ở Đông Nam Á (1976), Hiến chương ASEAN (2008) và Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về sáu Nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông đã đưa ra ngày 20/7 vừa qua tại Phnom Penh.
Tối cùng ngày, Ủy ban Thông cáo chung của Đại hội đồng AIPA 33 đã họp thông qua Dự thảo Thông cáo chung của Đại hội đồng AIPA 33 để trình Đại hội đồng thông qua vào ngày 21/9./.
Sáng 19/9, các ủy ban của AIPA đã tiến hành thảo luận song song, tập trung vào các vấn đề nâng cao nhận thức, khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các thỏa thuận đã được các bên nhất trí, và đàm phán hòa bình thông qua các cơ chế đối thoại để giải quyết các tranh chấp, bất đồng nhằm đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Đông Nam Á, trong lĩnh vực chính trị; Thúc đẩy các nỗ lực và hợp tác khu vực chống rửa tiền, tạo dựng một nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững, thông qua các chiến lược xóa đói giảm nghèo và một khung thể chế vì sự phát triển bền vững, bảo đảm tiếp cận tốt hơn tới công nghệ, thị trường và đặc biệt là nguồn vốn, như các chương trình cấp khu vực được quốc tế cấp vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Ngoài ra, các ủy ban của AIPA còn thảo luận việc nâng cao nhận thức và phát huy sự tham gia của người dân vào các chương trình liên quan tới giảm nguy cơ thiên tai và ứng phó khẩn cấp nhằm tăng cường độ vững chắc của cộng đồng trước thiên tai, thúc đẩy xây dựng và chuyển giao nghiên cứu công nghệ thân thiện môi trường và cácbon thấp trong lĩnh vực xã hội; Các vấn đề liên quan đến tổ chức của AIPA và Ban thư ký AIPA, trong đó có nhiệm kỳ của Tổng Thư ký AIPA, đề xuất của Mạng lưới bảo vệ động vật hoang dã ASEAN (ASEAN-WEN) và Quỹ Freeland về hợp tác kỹ thuật với AIPA xây dựng một “định hướng lập pháp xanh” nhằm ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học của ASEAN, thiết lập hợp tác giữa AIPA và Quỹ ASEAN, quan hệ và hợp tác giữa AIPA và Nghị viện châu Phi, thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 34, và một số vấn đề liên quan trong lĩnh vực tổ chức của AIPA.
Chiều cùng ngày, các đoàn đại biểu quốc hội/nghị viện các nước thành viên AIPA đã tiến hành đối thoại với các nước quan sát viên, tập trung vào các chủ đề phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực; thúc đẩy phối hợp nghiên cứu và chuyển giao chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp; năng lượng và các khía cạnh liên quan tới môi trường; tăng cường các nỗ lực giải quyết các nhu cầu thích nghi với biến đổi khí hậu; nâng cao hợp tác nghị viện/quốc hội giữa các thành viên và quan sát viên của AIPA.
[Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao vai trò của AIPA]
Các ủy ban chuyên đề của Đại hội đồng AIPA 33 đã hoàn tất các các dự thảo nghị quyết về các vấn đề thảo luận để trình Đại hội đồng xem xét, thông qua trong Phiên họp toàn thể thứ hai ngày 21/9 tới, trong đó có hai nghị quyết của Ủy ban Chính trị, bao gồm nghị quyết về Khuyến khích các nước thành viên ASEAN tích cực nâng cao nhận thức của người dân và thúc đẩy sự tham gia của người dân, bao gồm xã hội dân sự, vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, và nghị quyết về Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, trong đó thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối của AIPA đối với những cam kết và nỗ lực của các nước ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
AIPA cũng tiếp tục yêu cầu các nghị viện thành viên AIPA ủng hộ và khuyến khích các nước thành viên ASEAN, trên tinh thần đoàn kết - hợp tác và thống nhất, tăng cường tham vấn để tìm giải pháp hòa bình về các vấn đề của khu vực dựa trên Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ở Đông Nam Á (1976), Hiến chương ASEAN (2008) và Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về sáu Nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông đã đưa ra ngày 20/7 vừa qua tại Phnom Penh.
Tối cùng ngày, Ủy ban Thông cáo chung của Đại hội đồng AIPA 33 đã họp thông qua Dự thảo Thông cáo chung của Đại hội đồng AIPA 33 để trình Đại hội đồng thông qua vào ngày 21/9./.
(TTXVN)