Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) về “Lưới an toàn xã hội: Tăng cường hợp tác nhằm ứng phó với các thách thức hậu khủng hoảng” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức, đã kết thúc vào ngày 19/4.
Đây là sáng kiến của Việt Nam được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEM 8 và được Phần Lan ủng hộ, đồng bảo trợ.
Diễn đàn nhận được gần 20 tham luận của các đại biểu tập trung chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với các tác động xã hội, trong đó có việc duy trì lưới an toàn nhằm nâng cao tính công bằng về mặt cơ hội, phân bổ nguồn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm đói nghèo và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đại diện Ủy ban châu Âu và ILO cho rằng, bên cạnh việc duy trì các lưới an toàn xã hội tối thiểu nhằm bảo đảm an ninh cuộc sống cho người nghèo và bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, đồng thời cho phép tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, xóa nghèo một cách có hiệu quả.
Các đại biểu thống nhất cho rằng, mạng lưới an toàn xã hội phải được triển khai trên cơ sở từng nước, có tính đến hoàn cảnh và nguồn lực quốc gia.
Các đại biểu cũng nhất trí đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác ứng phó với các tác động của khủng hoảng và hướng đến phục hồi, phát triển bền vững, trong đó có hợp tác đào tạo nghề, mở rộng hợp tác công-tư trong việc bảo đảm an sinh xã hội và trao đổi kết quả các nghiên cứu thực tế nhằm tăng cường hiệu quả xây dựng chính sách.
Kết quả của diễn đàn, Ban tổ chức sẽ báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 10, họp vào tháng 6/2011 tại Hungary.
Các đại biểu đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức thành công diễn đàn, góp phần đưa hợp tác ASEM theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn, thể hiện sự đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam đối với tiến trình hợp tác Á-Âu nói riêng cũng như trong hội nhập quốc tế nói chung. Hoạt động tại diễn đàn còn góp phần quảng bá các thành tựu của Việt Nam tới bạn bè quốc tế./.
Đây là sáng kiến của Việt Nam được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEM 8 và được Phần Lan ủng hộ, đồng bảo trợ.
Diễn đàn nhận được gần 20 tham luận của các đại biểu tập trung chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với các tác động xã hội, trong đó có việc duy trì lưới an toàn nhằm nâng cao tính công bằng về mặt cơ hội, phân bổ nguồn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm đói nghèo và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đại diện Ủy ban châu Âu và ILO cho rằng, bên cạnh việc duy trì các lưới an toàn xã hội tối thiểu nhằm bảo đảm an ninh cuộc sống cho người nghèo và bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, đồng thời cho phép tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, xóa nghèo một cách có hiệu quả.
Các đại biểu thống nhất cho rằng, mạng lưới an toàn xã hội phải được triển khai trên cơ sở từng nước, có tính đến hoàn cảnh và nguồn lực quốc gia.
Các đại biểu cũng nhất trí đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác ứng phó với các tác động của khủng hoảng và hướng đến phục hồi, phát triển bền vững, trong đó có hợp tác đào tạo nghề, mở rộng hợp tác công-tư trong việc bảo đảm an sinh xã hội và trao đổi kết quả các nghiên cứu thực tế nhằm tăng cường hiệu quả xây dựng chính sách.
Kết quả của diễn đàn, Ban tổ chức sẽ báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 10, họp vào tháng 6/2011 tại Hungary.
Các đại biểu đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức thành công diễn đàn, góp phần đưa hợp tác ASEM theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn, thể hiện sự đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam đối với tiến trình hợp tác Á-Âu nói riêng cũng như trong hội nhập quốc tế nói chung. Hoạt động tại diễn đàn còn góp phần quảng bá các thành tựu của Việt Nam tới bạn bè quốc tế./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)