Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, chiều 14/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Xác định lại địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra
Các đại biểu Đặng Huyền Thái (Hà Nội), Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) và nhiều đại biểu khác đều nhận định cần xác định lại địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho rằng nếu quy định Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật (khoản 1 điều 13) thì Thanh tra Chính phủ chưa đủ thẩm quyền một cách độc lập và chủ động để xử lý theo yêu cầu của pháp luật.
Tương tự, thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện cũng sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan cùng cấp, làm cho tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra rất hạn chế. Nhiều vụ việc lúc thanh tra rất phức tạp nhưng kết luận lại rất nhẹ nhàng, đơn giản, là nguyên nhân dẫn tới việc đơn thư khiếu kiện của công dân kéo dài không có hồi kết, đùn đẩy lẫn nhau.
Theo đại biểu Lợi, mô hình tổ chức, vị trí, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thanh tra phải phụ thuộc vào quan điểm kinh tế xã hội và thể chế chính trị của Đảng và Nhà nước. Cơ quan thanh tra phải có vị trí độc lập đối với các đối tượng thanh tra bởi không chỉ dừng lại ở việc xem xét, kết luận xử lý mà phải kiến nghị điều chỉnh các chủ trương chính sách.
Đồng quan điểm này, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) kiến nghị sửa Luật phải đảm bảo tăng thẩm quyền, sức mạnh cho cơ quan thanh tra cũng như đảm bảo cải cách hành chính.
Các đại biểu nhấn mạnh đến việc nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra. Những sửa đổi, bổ sung như của dự thảo Luật là chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
Không nên thành lập thanh tra chuyên ngành
Các đại biểu đề nghị nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; tổ chức lại hoạt động thanh tra chuyên ngành theo hướng giao nhiệm vụ cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực; xác định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thanh tra; quy định về ngạch thanh tra viên; trình tự thủ tục trong hoạt động thanh tra...
Đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa-Vũng Tàu) đặt vấn đề tại sao phải thành lập thanh tra chuyên ngành khiến cho bộ máy vừa công kềnh, vừa tốn kém mà không mấy hiệu quả.
Còn đại biểu Điểu K’Ré (Đắk Nông) thì nhìn nhận sự phân định không rõ ràng giữa thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính sẽ khiến cho thực hiện nhiệm vụ chồng chéo.
Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), chánh thanh tra bộ không thể điều hành về mặt chuyên môn của thanh tra Tổng cục và thanh tra Cục.
Thực tế thanh tra bộ không đủ số lượng thanh tra viên để tiến hành ngay thanh tra hành chính theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng và cũng không có chuyên môn kỹ thuật sâu để thanh tra chuyên ngành. Vì vậy tổ chức thanh tra chuyên ngành nên giao cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành và lĩnh vực đó thực hiện, để Chính phủ quy định một số cơ quan cần thiết phải có thanh tra chuyên ngành. Như vậy, sẽ gắn được quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực, cán bộ chuyên môn của ngành sẽ sâu hơn cán bộ thanh tra, lại hạn chế được việc tăng biên chế và kinh phí trong hoạt động thanh tra, cơ quan chuyên ngành sẽ giúp khép kín được các khâu phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm...
Cần xây dựng Luật Thanh tra nhân dân
Nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) chưa nhận thức đúng về thanh tra nhân dân. Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) khẳng định: thanh tra nhân dân là hệ giám sát xã hội, không thể theo phương pháp quyền uy phục tùng. Do đó, nên nghiên cứu, nâng pháp lệnh quy chế dân chủ cơ sở thành luật, trong đó có quy định về thanh tra nhân dân.
Đại biểu Đặng Huyền Thái (Hà Nội) bày tỏ sự không đồng tình với việc ban hành Luật thanh tra mới thay thế Luật thanh tra 2004, đồng thời lại tiếp tục duy trì quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật 2004.
Theo đại biểu, việc làm chững lại hoặc đình hoãn hoạt động của thanh tra nhân dân, là điều không hợp lý. Hơn nữa, lại đề nghị thanh tra nhân dân cứ hoạt động theo Luật thanh tra cũ, điều đó càng bất hợp lý hơn vì nếu dự thảo Luật thanh tra lần này được thông qua thì không còn Luật cũ nữa.
Đại biểu đề nghị Quốc hội nên xem xét thận trọng vấn đề này theo hai cách hoặc vẫn đưa Luật thanh tra nhân dân vào Luật thanh tra sửa đổi lần này, để thanh tra nhân dân có cơ sở pháp lý hoạt động mà không bị đình hoãn, ảnh hưởng không tốt. Mặt khác, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phối hợp sơ kết hoạt động của thanh tra nhân dân, bổ sung, sửa đổi một số điều chưa phù hợp. Nếu không đưa hoạt động của thanh tra nhân dân vào Luật này thì cần phải có sự chuẩn bị một luật riêng hoặc văn bản dưới Luật về thanh tra nhân dân, giám sát nhân dân và ban hành đồng thời với việc ban hành Luật thanh tra sửa đổi.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) ủng hộ quan điểm của đại biểu Đặng Huyền Thái, song đại biểu này kiến nghị nên tách quy định thanh tra nhân dân xây dựng thành luật thanh tra nhân dân riêng, không quy định trong một văn bản dưới Luật vì đây sẽ là bước lùi về thực hiện quyền dân chủ của nhân dân./.
Xác định lại địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra
Các đại biểu Đặng Huyền Thái (Hà Nội), Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) và nhiều đại biểu khác đều nhận định cần xác định lại địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho rằng nếu quy định Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật (khoản 1 điều 13) thì Thanh tra Chính phủ chưa đủ thẩm quyền một cách độc lập và chủ động để xử lý theo yêu cầu của pháp luật.
Tương tự, thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện cũng sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan cùng cấp, làm cho tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra rất hạn chế. Nhiều vụ việc lúc thanh tra rất phức tạp nhưng kết luận lại rất nhẹ nhàng, đơn giản, là nguyên nhân dẫn tới việc đơn thư khiếu kiện của công dân kéo dài không có hồi kết, đùn đẩy lẫn nhau.
Theo đại biểu Lợi, mô hình tổ chức, vị trí, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thanh tra phải phụ thuộc vào quan điểm kinh tế xã hội và thể chế chính trị của Đảng và Nhà nước. Cơ quan thanh tra phải có vị trí độc lập đối với các đối tượng thanh tra bởi không chỉ dừng lại ở việc xem xét, kết luận xử lý mà phải kiến nghị điều chỉnh các chủ trương chính sách.
Đồng quan điểm này, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) kiến nghị sửa Luật phải đảm bảo tăng thẩm quyền, sức mạnh cho cơ quan thanh tra cũng như đảm bảo cải cách hành chính.
Các đại biểu nhấn mạnh đến việc nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra. Những sửa đổi, bổ sung như của dự thảo Luật là chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
Không nên thành lập thanh tra chuyên ngành
Các đại biểu đề nghị nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; tổ chức lại hoạt động thanh tra chuyên ngành theo hướng giao nhiệm vụ cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực; xác định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thanh tra; quy định về ngạch thanh tra viên; trình tự thủ tục trong hoạt động thanh tra...
Đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa-Vũng Tàu) đặt vấn đề tại sao phải thành lập thanh tra chuyên ngành khiến cho bộ máy vừa công kềnh, vừa tốn kém mà không mấy hiệu quả.
Còn đại biểu Điểu K’Ré (Đắk Nông) thì nhìn nhận sự phân định không rõ ràng giữa thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính sẽ khiến cho thực hiện nhiệm vụ chồng chéo.
Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), chánh thanh tra bộ không thể điều hành về mặt chuyên môn của thanh tra Tổng cục và thanh tra Cục.
Thực tế thanh tra bộ không đủ số lượng thanh tra viên để tiến hành ngay thanh tra hành chính theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng và cũng không có chuyên môn kỹ thuật sâu để thanh tra chuyên ngành. Vì vậy tổ chức thanh tra chuyên ngành nên giao cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành và lĩnh vực đó thực hiện, để Chính phủ quy định một số cơ quan cần thiết phải có thanh tra chuyên ngành. Như vậy, sẽ gắn được quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực, cán bộ chuyên môn của ngành sẽ sâu hơn cán bộ thanh tra, lại hạn chế được việc tăng biên chế và kinh phí trong hoạt động thanh tra, cơ quan chuyên ngành sẽ giúp khép kín được các khâu phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm...
Cần xây dựng Luật Thanh tra nhân dân
Nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) chưa nhận thức đúng về thanh tra nhân dân. Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) khẳng định: thanh tra nhân dân là hệ giám sát xã hội, không thể theo phương pháp quyền uy phục tùng. Do đó, nên nghiên cứu, nâng pháp lệnh quy chế dân chủ cơ sở thành luật, trong đó có quy định về thanh tra nhân dân.
Đại biểu Đặng Huyền Thái (Hà Nội) bày tỏ sự không đồng tình với việc ban hành Luật thanh tra mới thay thế Luật thanh tra 2004, đồng thời lại tiếp tục duy trì quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật 2004.
Theo đại biểu, việc làm chững lại hoặc đình hoãn hoạt động của thanh tra nhân dân, là điều không hợp lý. Hơn nữa, lại đề nghị thanh tra nhân dân cứ hoạt động theo Luật thanh tra cũ, điều đó càng bất hợp lý hơn vì nếu dự thảo Luật thanh tra lần này được thông qua thì không còn Luật cũ nữa.
Đại biểu đề nghị Quốc hội nên xem xét thận trọng vấn đề này theo hai cách hoặc vẫn đưa Luật thanh tra nhân dân vào Luật thanh tra sửa đổi lần này, để thanh tra nhân dân có cơ sở pháp lý hoạt động mà không bị đình hoãn, ảnh hưởng không tốt. Mặt khác, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phối hợp sơ kết hoạt động của thanh tra nhân dân, bổ sung, sửa đổi một số điều chưa phù hợp. Nếu không đưa hoạt động của thanh tra nhân dân vào Luật này thì cần phải có sự chuẩn bị một luật riêng hoặc văn bản dưới Luật về thanh tra nhân dân, giám sát nhân dân và ban hành đồng thời với việc ban hành Luật thanh tra sửa đổi.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) ủng hộ quan điểm của đại biểu Đặng Huyền Thái, song đại biểu này kiến nghị nên tách quy định thanh tra nhân dân xây dựng thành luật thanh tra nhân dân riêng, không quy định trong một văn bản dưới Luật vì đây sẽ là bước lùi về thực hiện quyền dân chủ của nhân dân./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)