Hội nghị quốc tế cấp cao về "Sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc: Bài học kinh nghiệm và hướng tới tương lai" diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/6, tại Hà Nội.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 260 đại biểu đến từ tám nước thí điểm thực hiện sáng kiến thống nhất hành động (Delivering as One-DaO) của Liên hợp quốc, tám nước tự nguyện thực hiện sáng kiến, bảy nước được mời tham dự để chia sẻ kinh nghiệm, 22 nước tài trợ và có quan tâm đến tiến trình cải cách của Liên hợp quốc cùng đại diện cấp cao của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh hội nghị tổ chức tại Hà Nội lần này thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc triển khai sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc tại Việt Nam; đồng thời góp phần vào các nỗ lực hiện nay nhằm tăng cường sự thống nhất, hiệu quả và phù hợp về hệ thống phát triển của Liên hợp quốc.
Bà Helen Clark, Chủ tịch nhóm phát triển của Liên hợp quốc cho biết, nhóm các tổ chức liên hợp quốc cam kết hưởng ứng lời kêu gọi của các quốc gia thành viên để có được hệ thống phát triển Liên hợp quốc vừa gắn kết vừa hiệu quả.
Hệ thống này cần được hỗ trợ cho các đối tác quốc gia để đạt được những mục tiêu phát triển của mình, cũng như giúp các quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Và một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là làm thế nào để tăng cường được sức mạnh tập thể để có thể tối đa hóa tác động phát triển của các hoạt động hỗ trợ của Liên hợp quốc cho các quốc gia.
Từ năm 2007, tám nước gồm Albania, Cape Verde, Mozambique, Rwanda, Tanzania, Pakistan, Uruguay và Việt Nam đã đồng ý thí điểm thực hiện sáng kiến của DaO nhằm tăng cường sự gắn kết, hiệu quả và phù hợp của hệ thống Liên hợp quốc.
Các quốc gia thí điểm và văn phòng Liên hợp quốc tại các quốc gia đã cùng thực hiện một nhiệm vụ mang nhiều tham vọng, đó là lần đầu tiên thay đổi và làm rõ hiệu quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại cùng quốc gia.
Phương thức "Thống nhất hành động" từ đó đã được nhiều nước tự nguyện thực hiện, bên cạnh đó, nhiều cam kết và nỗ lực đã được đưa ra nhằm đưa yếu tố cải tổ này của Liên hợp quốc vào hiện thực.
Với năm trụ cột chính của sáng kiến là kế hoạch chung/chương trình chung; Ngân sách chung; Bộ quy tắc quản lý chung/Ngôi nhà chung; Lãnh đạo chung và tiếng nói chung, các đại biểu sẽ tham gia thảo luận nhóm các chủ đề nhằm thông qua một chương trình hành động để cải thiện hơn nữa việc triển khai các trụ cột này ở các nước thí điểm cũng như các nước tự nguyện thực hiện.
Lễ khai mạc phiên họp cấp cao chính thức diễn ra vào ngày 16/6. Hội nghị sẽ đưa ra tuyên bố Hà Nội làm rõ định hướng của sáng kiến DaO, khẳng định lại sự cam kết của Chính phủ các nước thí điểm, các nước tự nguyện thực hiện cách tiếp cận DaO, các nhà tài trợ và hệ thống Liên hợp quốc tiếp tục hành động nhằm đảm bảo hệ thống phát triển của Liên hợp quốc thống nhất hành động một cách hiệu quả hơn ở cấp quốc gia.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị, các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ các phát hiện và kết luận từ các "Đánh giá cấp quốc gia" về các kinh nghiệm thu được tại các nước thí điểm thực hiện sáng kiến DaO./.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 260 đại biểu đến từ tám nước thí điểm thực hiện sáng kiến thống nhất hành động (Delivering as One-DaO) của Liên hợp quốc, tám nước tự nguyện thực hiện sáng kiến, bảy nước được mời tham dự để chia sẻ kinh nghiệm, 22 nước tài trợ và có quan tâm đến tiến trình cải cách của Liên hợp quốc cùng đại diện cấp cao của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh hội nghị tổ chức tại Hà Nội lần này thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc triển khai sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc tại Việt Nam; đồng thời góp phần vào các nỗ lực hiện nay nhằm tăng cường sự thống nhất, hiệu quả và phù hợp về hệ thống phát triển của Liên hợp quốc.
Bà Helen Clark, Chủ tịch nhóm phát triển của Liên hợp quốc cho biết, nhóm các tổ chức liên hợp quốc cam kết hưởng ứng lời kêu gọi của các quốc gia thành viên để có được hệ thống phát triển Liên hợp quốc vừa gắn kết vừa hiệu quả.
Hệ thống này cần được hỗ trợ cho các đối tác quốc gia để đạt được những mục tiêu phát triển của mình, cũng như giúp các quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Và một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là làm thế nào để tăng cường được sức mạnh tập thể để có thể tối đa hóa tác động phát triển của các hoạt động hỗ trợ của Liên hợp quốc cho các quốc gia.
Từ năm 2007, tám nước gồm Albania, Cape Verde, Mozambique, Rwanda, Tanzania, Pakistan, Uruguay và Việt Nam đã đồng ý thí điểm thực hiện sáng kiến của DaO nhằm tăng cường sự gắn kết, hiệu quả và phù hợp của hệ thống Liên hợp quốc.
Các quốc gia thí điểm và văn phòng Liên hợp quốc tại các quốc gia đã cùng thực hiện một nhiệm vụ mang nhiều tham vọng, đó là lần đầu tiên thay đổi và làm rõ hiệu quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại cùng quốc gia.
Phương thức "Thống nhất hành động" từ đó đã được nhiều nước tự nguyện thực hiện, bên cạnh đó, nhiều cam kết và nỗ lực đã được đưa ra nhằm đưa yếu tố cải tổ này của Liên hợp quốc vào hiện thực.
Với năm trụ cột chính của sáng kiến là kế hoạch chung/chương trình chung; Ngân sách chung; Bộ quy tắc quản lý chung/Ngôi nhà chung; Lãnh đạo chung và tiếng nói chung, các đại biểu sẽ tham gia thảo luận nhóm các chủ đề nhằm thông qua một chương trình hành động để cải thiện hơn nữa việc triển khai các trụ cột này ở các nước thí điểm cũng như các nước tự nguyện thực hiện.
Lễ khai mạc phiên họp cấp cao chính thức diễn ra vào ngày 16/6. Hội nghị sẽ đưa ra tuyên bố Hà Nội làm rõ định hướng của sáng kiến DaO, khẳng định lại sự cam kết của Chính phủ các nước thí điểm, các nước tự nguyện thực hiện cách tiếp cận DaO, các nhà tài trợ và hệ thống Liên hợp quốc tiếp tục hành động nhằm đảm bảo hệ thống phát triển của Liên hợp quốc thống nhất hành động một cách hiệu quả hơn ở cấp quốc gia.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị, các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ các phát hiện và kết luận từ các "Đánh giá cấp quốc gia" về các kinh nghiệm thu được tại các nước thí điểm thực hiện sáng kiến DaO./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)