Ngày 4/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đại diện Bộ Văn hóa-Thể Thao và Du lịch cùng Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký kết chương trình phối hợp công tác giữa hai bộ trong việc tăng cường tổ chức hoạt động sách, báo tại các điểm bưu điện-văn hóa xã giai đoạn 2013-2020.
Phạm vi thực hiện chương trình này là các điểm bưu điện-văn hóa xã thuộc các xã được lựa chọn tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp, phát huy nguồn lực của hai ngành để tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí tại các điểm bưu điện, văn hóa xã với sách, báo truyền thống và sách báo điện tử, đồng thời phát triển thêm điểm cung cấp thông tin, văn hóa ở địa phương, phát triển mạng lưới thư viện, đáp ứng nhu cầu của người dân về thông tin, xây dựng văn hóa đọc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Chương trình phối hợp này cũng là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, góp sức chung tay cùng xây dựng nông thôn mới và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 trong đó có mục tiêu xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc trong tương lai...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất sẽ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn sách, báo tại các điểm bưu điện, văn hóa xã; biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động bưu điện văn hóa xã; vận chuyển miễn phí sách báo luân chuyển từ các điểm thư viện công cộng sang điểm bưu điện-văn hóa xã. Đồng thời đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương hỗ trợ các nguồn lực cần thiết đảm bảo duy trì tính bền vững của mô hình bưu điện, văn hóa xã...
Mô hình bưu điện-văn hóa xã có mạng lưới rộng khắp cả nước với 8.000 điểm, cơ sở vật chất ở vị trí thuận lợi, xây dựng thống nhất theo chuẩn và có nhân viên phục vụ ổn định. Mô hình này không chỉ cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông mà còn phục vụ đọc sách, báo miễn phí ở cơ sở, đặc biệt là vùng nông thôn, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay./.
Phạm vi thực hiện chương trình này là các điểm bưu điện-văn hóa xã thuộc các xã được lựa chọn tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp, phát huy nguồn lực của hai ngành để tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí tại các điểm bưu điện, văn hóa xã với sách, báo truyền thống và sách báo điện tử, đồng thời phát triển thêm điểm cung cấp thông tin, văn hóa ở địa phương, phát triển mạng lưới thư viện, đáp ứng nhu cầu của người dân về thông tin, xây dựng văn hóa đọc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Chương trình phối hợp này cũng là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, góp sức chung tay cùng xây dựng nông thôn mới và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 trong đó có mục tiêu xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc trong tương lai...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất sẽ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn sách, báo tại các điểm bưu điện, văn hóa xã; biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động bưu điện văn hóa xã; vận chuyển miễn phí sách báo luân chuyển từ các điểm thư viện công cộng sang điểm bưu điện-văn hóa xã. Đồng thời đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương hỗ trợ các nguồn lực cần thiết đảm bảo duy trì tính bền vững của mô hình bưu điện, văn hóa xã...
Mô hình bưu điện-văn hóa xã có mạng lưới rộng khắp cả nước với 8.000 điểm, cơ sở vật chất ở vị trí thuận lợi, xây dựng thống nhất theo chuẩn và có nhân viên phục vụ ổn định. Mô hình này không chỉ cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông mà còn phục vụ đọc sách, báo miễn phí ở cơ sở, đặc biệt là vùng nông thôn, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay./.
Thanh Giang (TTXVN)