Ngày 25/8, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trường Đại học Georgia (Mỹ) phối hợp tổ chức hội thảo "Tuyên truyền doanh nghiệp về quản lý thương mại các mặt hàng chiến lược" (các mặt hàng lưỡng tính lưỡng dụng) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về hoạt động quản lý thương mại đến các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp…
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhận định quản lý thương mại các mặt hàng chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế bền vững.
Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước ngày càng phát triển và góp phần tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên chống gian lận thương mại, buôn lậu hàng hóa các mặt hàng chiến lược cũng là vấn đề quan trọng không kém.
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết nhằm góp phần quản lý thương mại nói chung và các mặt hàng chiến lược nói riêng, trong những năm qua ngành đã áp dụng nhiều giải pháp như thực hiện thủ tục hải quan điện tử, phương pháp quản lý rủi ro, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra sau…
Đồng thời, tham khảo khung tiêu chuẩn doanh nghiệp được ủy quyền (AEO) của Tổ chức hải quan thế giới (WCO) và việc áp dụng của hải quan các nước để xây dựng chế độ quản lý mới./.
Hội thảo nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về hoạt động quản lý thương mại đến các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp…
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhận định quản lý thương mại các mặt hàng chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế bền vững.
Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước ngày càng phát triển và góp phần tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên chống gian lận thương mại, buôn lậu hàng hóa các mặt hàng chiến lược cũng là vấn đề quan trọng không kém.
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết nhằm góp phần quản lý thương mại nói chung và các mặt hàng chiến lược nói riêng, trong những năm qua ngành đã áp dụng nhiều giải pháp như thực hiện thủ tục hải quan điện tử, phương pháp quản lý rủi ro, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra sau…
Đồng thời, tham khảo khung tiêu chuẩn doanh nghiệp được ủy quyền (AEO) của Tổ chức hải quan thế giới (WCO) và việc áp dụng của hải quan các nước để xây dựng chế độ quản lý mới./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)