Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 101/TB-VPCP về kết luận của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.
Chủ đề công tác của năm 2013 được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xác định là “Toàn dân phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS với các biện pháp tổng hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra.”
Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013 là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch đã đề ra. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân cần thường xuyên được đẩy mạnh, đặc biệt trong giới trẻ, trong trường học...
Ủy ban Quốc gia, Ban Chỉ đạo các cấp đẩy mạnh phối hợp liên ngành, tăng cường kiểm tra tại các địa phương còn yếu kém, có nhiều khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện. Kế hoạch phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm cần được lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội khác.
Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài trợ quốc tế, nguồn lực xã hội, nguồn lực tại các địa phương. Đặc biệt, các ngành, các cấp, các địa phương tập trung phòng chống ma túy qua biên giới, ma túy tổng hợp, chất ma túy mới, quản lý tiền chất và triệt xóa tái trồng cây có chứa chất ma túy; đẩy mạnh thực hiện Chương trình điều trị Methadone; đổi mới công tác cai nghiện ma túy theo hướng điều trị tự nguyện, chuyển đổi mô hình các Trung tâm chữa bệnh-giáo dục-ao động xã hội...
Phó Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Bộ Công an xây dựng văn bản hợp nhất Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2008 theo Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đánh giá, báo cáo việc thực 3 công ước quốc tế về phòng, chống ma túy, 15 năm thực hiện Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Thái Lan; tham mưu với Ủy ban Quốc gia tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sử dụng và mua bán ma túy tổng hợp.” Bên cạnh đó, ngành cần thường xuyên tập trung mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm...
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất trình Quốc hội xem xét đưa vào chương trình để xây dựng Luật cai nghiện; nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phòng chống mại dâm; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện “Dự án nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và nghiên cứu triển khai, ứng dụng các thuốc, phương pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy” theo quy định...
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan ban hành hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định quy định về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; tổ chức đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh huy động, quản lý sử dụng các nguồn vốn ODA, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan triển khai phương án xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tện nạn ma túy, mại dâm, chú trọng khuyến khích các mô hình công-tư để tăng cường huy động kinh phí; bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động việc xóa bỏ cây có chứa chất ma túy và hướng dẫn xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế; thường xuyên rà soát, báo việc tái trồng cây có chứa chất ma túy theo quy định...
Đánh giá về công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2012, kết luận nêu rõ kết quả đạt được chưa thực sự bền vững. Kinh phí cho hoạt động còn thiếu; tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn chưa giảm nhiều; dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp; công tác quản lý cai nghiện, quản lý sau cai nghiện, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Nguyên nhân chủ quan của những tồn tại đó là do chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, chưa duy trì thường xuyên, liên tục, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm chuyển biến chậm.
Thêm vào đó, việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn. Việc phân bổ, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, kể cả các nguồn tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đạt hiệu quả cao.
Cùng với đó, Hội đồng Nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có Nghị quyết và dự toán ngân sách năm 2013 cho công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm.../.
Chủ đề công tác của năm 2013 được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xác định là “Toàn dân phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS với các biện pháp tổng hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra.”
Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013 là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch đã đề ra. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân cần thường xuyên được đẩy mạnh, đặc biệt trong giới trẻ, trong trường học...
Ủy ban Quốc gia, Ban Chỉ đạo các cấp đẩy mạnh phối hợp liên ngành, tăng cường kiểm tra tại các địa phương còn yếu kém, có nhiều khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện. Kế hoạch phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm cần được lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội khác.
Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài trợ quốc tế, nguồn lực xã hội, nguồn lực tại các địa phương. Đặc biệt, các ngành, các cấp, các địa phương tập trung phòng chống ma túy qua biên giới, ma túy tổng hợp, chất ma túy mới, quản lý tiền chất và triệt xóa tái trồng cây có chứa chất ma túy; đẩy mạnh thực hiện Chương trình điều trị Methadone; đổi mới công tác cai nghiện ma túy theo hướng điều trị tự nguyện, chuyển đổi mô hình các Trung tâm chữa bệnh-giáo dục-ao động xã hội...
Phó Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Bộ Công an xây dựng văn bản hợp nhất Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2008 theo Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đánh giá, báo cáo việc thực 3 công ước quốc tế về phòng, chống ma túy, 15 năm thực hiện Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Thái Lan; tham mưu với Ủy ban Quốc gia tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sử dụng và mua bán ma túy tổng hợp.” Bên cạnh đó, ngành cần thường xuyên tập trung mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm...
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất trình Quốc hội xem xét đưa vào chương trình để xây dựng Luật cai nghiện; nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phòng chống mại dâm; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện “Dự án nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và nghiên cứu triển khai, ứng dụng các thuốc, phương pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy” theo quy định...
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan ban hành hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định quy định về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; tổ chức đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh huy động, quản lý sử dụng các nguồn vốn ODA, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan triển khai phương án xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tện nạn ma túy, mại dâm, chú trọng khuyến khích các mô hình công-tư để tăng cường huy động kinh phí; bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động việc xóa bỏ cây có chứa chất ma túy và hướng dẫn xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế; thường xuyên rà soát, báo việc tái trồng cây có chứa chất ma túy theo quy định...
Đánh giá về công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2012, kết luận nêu rõ kết quả đạt được chưa thực sự bền vững. Kinh phí cho hoạt động còn thiếu; tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn chưa giảm nhiều; dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp; công tác quản lý cai nghiện, quản lý sau cai nghiện, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Nguyên nhân chủ quan của những tồn tại đó là do chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, chưa duy trì thường xuyên, liên tục, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm chuyển biến chậm.
Thêm vào đó, việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn. Việc phân bổ, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, kể cả các nguồn tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đạt hiệu quả cao.
Cùng với đó, Hội đồng Nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có Nghị quyết và dự toán ngân sách năm 2013 cho công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm.../.
(TTXVN)