Tăng cường kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực nóng, rủi ro

Trong 6 tháng đầu năm tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.
Tăng cường kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực nóng, rủi ro ảnh 1Quảng cảnh buổi họp báo. (Ảnh: T.H/Vietnam+)

Tại buổi gặp mặt báo chí chiều 13/6 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước đã thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2019, định hướng những tháng cuối năm 2019.

Tăng trưởng tín dụng đạt 5,75%

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 10/6, Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 10/6, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với năm 2018. Mặc dù vậy thì đây là con số tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng tín dụng 7,88%; năm 2017 là 9,06%).

[Sẽ ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho những ngân hàng khỏe]

Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát. Cụ thể, tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 5,04%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%.

Theo số liệu báo cáo, tính đến 10/6, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,17%, dư nợ tín dụng tăng 5,75% so với cuối năm 2018 (kế hoạch tăng trưởng lần lượt là 13% và 14% trong năm 2019).

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, ổn định các mức lãi suất điều hành; chỉ đạo tổ chức tín dụng rà soát, cân đối tài chính, tiết giảm chi phí để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, nỗ lực giảm lãi suất cho vay khi điều kiện cho phép trên cơ sở đảm bảo an toàn tài chính. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm với ngắn hạn, 9-11%/năm với trung và dài hạn.

Tăng cường kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực nóng, rủi ro ảnh 2

Đối với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, hiện thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường, thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Tính đến ngày 6/6, tỷ giá trung tâm ở mức 23.060 đồng/USD, tăng 1,03% so với cuối năm 2018; tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng khoảng 23.408 đồng/USD, tăng 0,90% so với cuối năm 2018; tỷ giá niêm yết của Vietcombank ở mức 23.355/23.475 đồng/USD, tăng 0,86%/0,99% so với cuối năm 2018.

Tăng cường kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực nóng, rủi ro ảnh 3(Ảnh minh họa)

Hơn 350 tỷ đồng hỗ trợ chăn nuôi lợn

Cũng tại họp báo, ông Hùng cho biết trước khó khăn của người chăn nuôi lợn bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi bùng phát, từ tháng Hai, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh đang có dịch nắm sát tình hình cho vay đối với ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn và dư nợ bị thiệt hại để kịp thời thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tham mưu cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố các biện pháp xử lý nợ vay theo quy định tại Nghị định 55 và 116 của Chính phủ.

Đến nay, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị thiệt hại tại các tỉnh/thành phố đang có dịch số tiền 357 tỷ đồng (thông qua các biện pháp: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ 68 tỷ đồng, miễn, giảm lãi vay 13 tỷ đồng và ho vay mới 275 tỷ đồng).

Ngoài ra, đối với những người dân do hiện tượng cây tiêu chết hàng loạt tại các tỉnh Tây Nguyên, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động làm với Ủy ban Nhân dân các tỉnh Gia Lai (tỉnh có thiệt hại lớn nhất) để bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người trồng tiêu.

Ngoài kết quả các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ cho trên 6.450 khách hàng với số tiền gần 1.900 tỷ đồng thông qua các biện pháp cơ cấu lại nợ, điều chỉnh giảm lãi suất, cho vay mới khôi phục sản xuất, chuyển đổi cây trồng, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét công bố thiên tai trên diện rộng, đồng thời tổng hợp thiệt hại về vốn vay của người dân, gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định khoanh nợ cho các hộ dân theo đúng trình tự quy định tại Nghị định 55, 116 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ như cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay khuyến khích nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nhà ở xã hội... cũng được các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước./.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước chia sẻ về tăng trưởng tín dụng:

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục