Trong thời gian qua, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã là cầu nối để thu hút các nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài về phát triển kinh tế trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời góp phần củng cố và phát triển cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Nhân dịp Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29/9, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đình Dĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, Tổng Thư ký Hiệp hội.
- Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là cầu nối để hỗ trợ cho các doanh nhân Việt kiều đầu tư về Việt Nam. Xin ông cho biết, trong thời gian vừa qua, Hiệp hội đã hỗ trợ cụ thể những gì cho các doanh nhân Việt trên toàn cầu?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Hiệp hội doanh nhân Việt Nam đã thành lập được ba năm và ba năm qua, Hiệp hội đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ mục tiêu kết nối doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, kêu gọi họ về đầu tư trong nước, hợp tác kinh doanh và giúp đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài.
Thứ nhất, thời gian qua, Hiệp hội đã tạo dựng duy trì quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành và các địa phương để nắm bắt thông tin về chính sách thủ tục, ưu đãi trong đầu tư kinh doanh với người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng nắm bắt đối tác các nước về đầu tư kinh doanh cần gì, các dự án đang chờ nhà đầu tư, về nguồn hàng cần xuất khẩu. Trên cơ sở đó, chúng tôi giới thiệu những thông tin ấy trên trang web của Hiệp hội hoăc là gửi thư điện tử tới từng hội viện để mọi người nghiên cứu.
Để có thể hỗ trợ tốt các hội viên, Hiệp hội đã tạo dựng, thiết lập quan hệ chặt chẽ với một số cơ quan quản lý Nhà nước như một số Bộ, ngành, với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trên cả nước... Quan hệ này đã giúp ích rất nhiều cho hội viên khi cần tư vấn, hướng dẫn về quy trình thủ tục trong nước. Ngoài ra khi hội viên gặp khó khăn, khúc mắc trong quá trình đầu tư, kinh doanh, Hiệp hội có thể làm việc trực tiếp với các cơ quan này để tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý.
Thứ hai, chúng tôi tăng cường công tác kết nối bằng cách giúp các hội viên tìm đối tác ở Việt Nam, kết nối giữa các hội viên Việt kiều với nhau và với doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi đã cung cấp các dự án, tiềm lực của đối tác này cho đối tác kia để họ liên kết , hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Đối với các hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ ngành thì Hiệp hội cũng vận động bà con ở nước ngoài về tham gia để gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu dự án. Ngoài ra, Hiệp hội cũng thành lập một số tổ chức trực thuộc Hiệp hội như Công ty cổ phần Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, Báo điện tử Doanh nhân toàn cầu để cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các hội viên.
Hiệp hội cũng xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các tổ chức và hội doanh nghiệp Việt Nam tại nhiều nước. Chúng tôi duy trì mối quan hệ này để chia sẻ thông tin, nhu cầu hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, tạo nên sự liên kết trong tập thể cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng, vai trò của các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Tiềm năng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn. Trước hết lớn về số lượng, hiện có khoảng 3 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, trong đó cũng phải có hàng nghìn doanh nhân.
Ngoài ra, chúng ta có rất nhiều hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở các nước rất đoàn kết. Bên cạnh đó, họ có nguồn vốn nhất định, có kinh nghiệm, trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp tốt, có cơ hội tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và trình độ đào tạo công nhân phù hợp với quốc tế.
Điều quan trọng nữa là các mặt hàng của Việt Nam nếu thông qua tập thể doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thì dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước sở tại. Có thể đây là cú hích cho hàng xuất khẩu trong nước vì doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là người hiểu biết ngôn ngữ, văn hóa địa bàn, thị hiếu từng nước vì vậy họ có thể đưa hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập sâu, rộng vào mọi kênh phân phối hàng của thị trường nước sở tại. Vì thế kết nối doanh nghiệp Việt Nam trong nước và Việt kiều là điều vô cùng tốt để tạo cầu nối ra nước ngoài. Việc này có ý nghĩa lớn trong đóng góp phát triển kinh tế đất nước.
- Qua quá trình tiếp xúc với các doanh nhân Việt kiều, ông thấy những vấn đề gì mà các doanh nhân Việt kiều còn đăng băn khoăn, lo lắng khi đầu tư về Việt Nam?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và quy định , đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có những ưu đãi cho nhà đầu tư là Việt kiều.
Tuy nhiên, trong một số dự án doanh nhân Việt kiều cũng gặp khó khăn ở một vài địa phương vì các thủ tục phiền hà nhất định như vẫn còn nhiều loại giấy tờ. Họ mong muốn các chính sách, chủ trương, chế độ ưu đãi cho kiều bào cần phải được quy định và hướng dẫn hết sức cụ thể và chi tiết; mong Nhà nước sớm hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính, rút gọn các thủ tục về đất đai, hải quan, thuế, xóa bỏ những giấy tờ không cần thiết. Bà con cũng mong rằng các chính sách hay quy định liên quan đầu tư kinh doanh phải có tính ổn định trong một khoảng thời gian dài nhất định
Bên cạnh đó, họ cũng mong được đối xử như doanh nghiệp trong nước, được làm ăn trong môi trường thuận lợi và thân thiện.
- Để tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, hỗ trợ cho các doanh nhân Việt trên toàn cầu, trong thời gian tới đây, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ triển khai các chương trình, hành động cụ thể nào, thưa ông?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Trong thời gian tới, Ban chấp hành kiến nghị đưa ra dự thảo với Đại hội sắp tới. Đó là: Tăng cường khai thác những thông tin về các dự án đang kêu gọi đầu tư từ các địa phương, các bộ ngành, các ưu đãi đầu tư, các chính sách mới của Nhà nước cũng như các địa phương; thông tin của doanh nghiệp mời hợp tác kinh doanh, các dự án đầu tư, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đang cần tìm khách hàng và đối tác trong và ngoài nước.
Hiệp hội sẽ chuyển các thông tin này đến các hội viên dưới dạng các bản tin định kỳ gửi qua thư điện tử, các tin tức cập nhật trên website Hiệp hội, hay liên hệ trực tiếp với các hội viên hoặc doanh nhân, doanh nghiệp liên quan. Sự ủng hộ của các chính quyền là rất cần thiết nên cần giữ quan hệ chặt chẽ để có sự hướng dẫn giúp đỡ.
Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu ý kiến Kiều bào để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách, quy định, những ưu đãi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho Kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh .
Ngoài ra, hiệp hội sẽ cố gắng thực hiện công tác kết nối bằng các hoạt động thực tế, đáp ứng nhu cầu hội viên. Ví dụ, một hội viên cần tìm đối tác với điều kiện cụ thể ra sao, chúng tôi sẽ giới thiệu đối tác khù hợp và tạo lòng tin giữa họ với nhau để dễ liên kết, hợp tác. Khi họ có nhu cầu muốn về địa phương nào đó để đầu tư kinh doanh thì chúng tôi sẽ kết nối với địa phương để họ tìm hiểu. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại dịch vụ để họ tham khảo tư vấn và quyết định. Đây là công tác cụ thể, tỉ mỉ. Ngược lại, hàng Việt Nam muốn xuất khẩu chúng tôi cũng sẽ cung cấp thông tin cho đối tác doanh nghiệp Việt kiều. Hiệp hội cố gắng giữ quan hệ hợp tác thường xuyên, hỗ trợ nhiều mặt cho hội viên. Khi về Việt Nam họ có thể đến với Hiệp hội như về nhà.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng tăng cường ký kết văn bản thỏa thuận với các đơn vị xúc tiến đầu tư thương mại để có những cuộc gặp gỡ trao đổi thường xuyên hơn. Các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu dù không phải là hội viên chúng tôi cũng sẵn sàng giúp đỡ để tìm đối tác đầu tư, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chúng tôi sẽ tăng cường phát triển hội viên vì hiện nay mới chỉ có hơn hai trăm hội viên là ít, trong khi doanh nhân của ta ở các nước phải hàng nghìn người.
Chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến và kiến nghị của các Hội viên để kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan Nhà nước nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa chính sách, quy định, hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam… tạo thuận lợi hơn cho doanh nhân Kiều bào về đầu tư., kinh doanh. Chính sách phải tương đối ổn định trong thời gian dài thì các doanh nhân mới có kế hoạch làm ăn lâu dài tại Việt Nam./
- Xin cảm ơn ông và chúc đại hội thành công tốt đẹp!
Nhân dịp Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29/9, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đình Dĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, Tổng Thư ký Hiệp hội.
- Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là cầu nối để hỗ trợ cho các doanh nhân Việt kiều đầu tư về Việt Nam. Xin ông cho biết, trong thời gian vừa qua, Hiệp hội đã hỗ trợ cụ thể những gì cho các doanh nhân Việt trên toàn cầu?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Hiệp hội doanh nhân Việt Nam đã thành lập được ba năm và ba năm qua, Hiệp hội đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ mục tiêu kết nối doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, kêu gọi họ về đầu tư trong nước, hợp tác kinh doanh và giúp đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài.
Thứ nhất, thời gian qua, Hiệp hội đã tạo dựng duy trì quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành và các địa phương để nắm bắt thông tin về chính sách thủ tục, ưu đãi trong đầu tư kinh doanh với người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng nắm bắt đối tác các nước về đầu tư kinh doanh cần gì, các dự án đang chờ nhà đầu tư, về nguồn hàng cần xuất khẩu. Trên cơ sở đó, chúng tôi giới thiệu những thông tin ấy trên trang web của Hiệp hội hoăc là gửi thư điện tử tới từng hội viện để mọi người nghiên cứu.
Để có thể hỗ trợ tốt các hội viên, Hiệp hội đã tạo dựng, thiết lập quan hệ chặt chẽ với một số cơ quan quản lý Nhà nước như một số Bộ, ngành, với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trên cả nước... Quan hệ này đã giúp ích rất nhiều cho hội viên khi cần tư vấn, hướng dẫn về quy trình thủ tục trong nước. Ngoài ra khi hội viên gặp khó khăn, khúc mắc trong quá trình đầu tư, kinh doanh, Hiệp hội có thể làm việc trực tiếp với các cơ quan này để tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý.
Thứ hai, chúng tôi tăng cường công tác kết nối bằng cách giúp các hội viên tìm đối tác ở Việt Nam, kết nối giữa các hội viên Việt kiều với nhau và với doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi đã cung cấp các dự án, tiềm lực của đối tác này cho đối tác kia để họ liên kết , hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Đối với các hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ ngành thì Hiệp hội cũng vận động bà con ở nước ngoài về tham gia để gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu dự án. Ngoài ra, Hiệp hội cũng thành lập một số tổ chức trực thuộc Hiệp hội như Công ty cổ phần Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, Báo điện tử Doanh nhân toàn cầu để cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các hội viên.
Hiệp hội cũng xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các tổ chức và hội doanh nghiệp Việt Nam tại nhiều nước. Chúng tôi duy trì mối quan hệ này để chia sẻ thông tin, nhu cầu hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, tạo nên sự liên kết trong tập thể cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng, vai trò của các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Tiềm năng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn. Trước hết lớn về số lượng, hiện có khoảng 3 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, trong đó cũng phải có hàng nghìn doanh nhân.
Ngoài ra, chúng ta có rất nhiều hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở các nước rất đoàn kết. Bên cạnh đó, họ có nguồn vốn nhất định, có kinh nghiệm, trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp tốt, có cơ hội tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và trình độ đào tạo công nhân phù hợp với quốc tế.
Điều quan trọng nữa là các mặt hàng của Việt Nam nếu thông qua tập thể doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thì dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước sở tại. Có thể đây là cú hích cho hàng xuất khẩu trong nước vì doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là người hiểu biết ngôn ngữ, văn hóa địa bàn, thị hiếu từng nước vì vậy họ có thể đưa hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập sâu, rộng vào mọi kênh phân phối hàng của thị trường nước sở tại. Vì thế kết nối doanh nghiệp Việt Nam trong nước và Việt kiều là điều vô cùng tốt để tạo cầu nối ra nước ngoài. Việc này có ý nghĩa lớn trong đóng góp phát triển kinh tế đất nước.
- Qua quá trình tiếp xúc với các doanh nhân Việt kiều, ông thấy những vấn đề gì mà các doanh nhân Việt kiều còn đăng băn khoăn, lo lắng khi đầu tư về Việt Nam?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và quy định , đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có những ưu đãi cho nhà đầu tư là Việt kiều.
Tuy nhiên, trong một số dự án doanh nhân Việt kiều cũng gặp khó khăn ở một vài địa phương vì các thủ tục phiền hà nhất định như vẫn còn nhiều loại giấy tờ. Họ mong muốn các chính sách, chủ trương, chế độ ưu đãi cho kiều bào cần phải được quy định và hướng dẫn hết sức cụ thể và chi tiết; mong Nhà nước sớm hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính, rút gọn các thủ tục về đất đai, hải quan, thuế, xóa bỏ những giấy tờ không cần thiết. Bà con cũng mong rằng các chính sách hay quy định liên quan đầu tư kinh doanh phải có tính ổn định trong một khoảng thời gian dài nhất định
Bên cạnh đó, họ cũng mong được đối xử như doanh nghiệp trong nước, được làm ăn trong môi trường thuận lợi và thân thiện.
- Để tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, hỗ trợ cho các doanh nhân Việt trên toàn cầu, trong thời gian tới đây, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ triển khai các chương trình, hành động cụ thể nào, thưa ông?
Ông Bùi Đình Dĩnh: Trong thời gian tới, Ban chấp hành kiến nghị đưa ra dự thảo với Đại hội sắp tới. Đó là: Tăng cường khai thác những thông tin về các dự án đang kêu gọi đầu tư từ các địa phương, các bộ ngành, các ưu đãi đầu tư, các chính sách mới của Nhà nước cũng như các địa phương; thông tin của doanh nghiệp mời hợp tác kinh doanh, các dự án đầu tư, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đang cần tìm khách hàng và đối tác trong và ngoài nước.
Hiệp hội sẽ chuyển các thông tin này đến các hội viên dưới dạng các bản tin định kỳ gửi qua thư điện tử, các tin tức cập nhật trên website Hiệp hội, hay liên hệ trực tiếp với các hội viên hoặc doanh nhân, doanh nghiệp liên quan. Sự ủng hộ của các chính quyền là rất cần thiết nên cần giữ quan hệ chặt chẽ để có sự hướng dẫn giúp đỡ.
Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu ý kiến Kiều bào để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách, quy định, những ưu đãi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho Kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh .
Ngoài ra, hiệp hội sẽ cố gắng thực hiện công tác kết nối bằng các hoạt động thực tế, đáp ứng nhu cầu hội viên. Ví dụ, một hội viên cần tìm đối tác với điều kiện cụ thể ra sao, chúng tôi sẽ giới thiệu đối tác khù hợp và tạo lòng tin giữa họ với nhau để dễ liên kết, hợp tác. Khi họ có nhu cầu muốn về địa phương nào đó để đầu tư kinh doanh thì chúng tôi sẽ kết nối với địa phương để họ tìm hiểu. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại dịch vụ để họ tham khảo tư vấn và quyết định. Đây là công tác cụ thể, tỉ mỉ. Ngược lại, hàng Việt Nam muốn xuất khẩu chúng tôi cũng sẽ cung cấp thông tin cho đối tác doanh nghiệp Việt kiều. Hiệp hội cố gắng giữ quan hệ hợp tác thường xuyên, hỗ trợ nhiều mặt cho hội viên. Khi về Việt Nam họ có thể đến với Hiệp hội như về nhà.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng tăng cường ký kết văn bản thỏa thuận với các đơn vị xúc tiến đầu tư thương mại để có những cuộc gặp gỡ trao đổi thường xuyên hơn. Các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu dù không phải là hội viên chúng tôi cũng sẵn sàng giúp đỡ để tìm đối tác đầu tư, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chúng tôi sẽ tăng cường phát triển hội viên vì hiện nay mới chỉ có hơn hai trăm hội viên là ít, trong khi doanh nhân của ta ở các nước phải hàng nghìn người.
Chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến và kiến nghị của các Hội viên để kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan Nhà nước nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa chính sách, quy định, hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam… tạo thuận lợi hơn cho doanh nhân Kiều bào về đầu tư., kinh doanh. Chính sách phải tương đối ổn định trong thời gian dài thì các doanh nhân mới có kế hoạch làm ăn lâu dài tại Việt Nam./
- Xin cảm ơn ông và chúc đại hội thành công tốt đẹp!
Thúy-Dũng (Vietnam+)