Tăng cường hợp tác quốc tế bền vững trong lĩnh vực biển, đảo là định hướng nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Cục biển và hải đảo Việt Nam tại Hội nghị sơ kết Chương trình 158 của Chính phủ, giai đoạn 2007-2011; phương hướng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Biển và Hải đảo năm 2012, tổ chức ngày 30/3, tại Hà Nội.
Chương trình 158 có quy mô liên quan tới nhiều bộ và 14 tỉnh, thành phố, thời gian thực hiện trong 13 năm.
Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho rằng ngoài việc tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế quản lý tổng hợp bền vững biển, hải đảo, Tổng Cục cần xác định cần xác định rõ mục tiêu cụ thể. Đó là hoàn thiện và triển khai cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt về khai thác sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Kế thừa và phát huy có hiệu quả kinh nghiệm về quản lý đã và đang thực hiện tại Việt Nam, phù hợp với cam kết của Việt Nam đối với khu vực và thế giới về bảo vệ và phát triển bền vững vùng biển và ven biển.
Năm nay, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tiếp tục tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp đới bờ; xây dựng Đề án trình Chính phủ mở rộng Chương trình 158 trên toàn dải ven biển Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam Nguyễn Văn Cư cho biết sau 4 năm thực hiện từ năm 2007-2011, Chương trình 158 bước đầu đã xây dựng một hệ thống quản lý tổng hợp cả về cơ sở vật chất, lý luận, kỹ thuật và thực tiễn tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, hoàn thiện và mở rộng ra các ven biển khác của Việt Nam.
Quá trình thực hiện, đã có sự thay đổi về nhận thức, tư duy của các tỉnh, thành phố về quản lý tổng hợp đới bờ, khắc phục những mặt còn hạn chế của phương pháp quản lý truyền thống, giải quyết những bất hợp lý trong sử dụng không gian tài nguyên vùng bờ giữa các ngành và cộng đồng.
Thời gian tới, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ thành lập đoàn công tác làm việc với các tỉnh, thành phố ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ để tư vấn, hỗ trợ và thúc đẩy các địa phương nhân rộng mô hình quản lý đã được áp dụng thành công tại một số tỉnh, như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế… tăng cường các hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp thống nhất về biển, đảo; hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, lồng ghép với các đề án cũng được nhân rộng./.
Chương trình 158 có quy mô liên quan tới nhiều bộ và 14 tỉnh, thành phố, thời gian thực hiện trong 13 năm.
Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho rằng ngoài việc tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế quản lý tổng hợp bền vững biển, hải đảo, Tổng Cục cần xác định cần xác định rõ mục tiêu cụ thể. Đó là hoàn thiện và triển khai cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt về khai thác sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Kế thừa và phát huy có hiệu quả kinh nghiệm về quản lý đã và đang thực hiện tại Việt Nam, phù hợp với cam kết của Việt Nam đối với khu vực và thế giới về bảo vệ và phát triển bền vững vùng biển và ven biển.
Năm nay, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tiếp tục tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp đới bờ; xây dựng Đề án trình Chính phủ mở rộng Chương trình 158 trên toàn dải ven biển Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam Nguyễn Văn Cư cho biết sau 4 năm thực hiện từ năm 2007-2011, Chương trình 158 bước đầu đã xây dựng một hệ thống quản lý tổng hợp cả về cơ sở vật chất, lý luận, kỹ thuật và thực tiễn tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, hoàn thiện và mở rộng ra các ven biển khác của Việt Nam.
Quá trình thực hiện, đã có sự thay đổi về nhận thức, tư duy của các tỉnh, thành phố về quản lý tổng hợp đới bờ, khắc phục những mặt còn hạn chế của phương pháp quản lý truyền thống, giải quyết những bất hợp lý trong sử dụng không gian tài nguyên vùng bờ giữa các ngành và cộng đồng.
Thời gian tới, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ thành lập đoàn công tác làm việc với các tỉnh, thành phố ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ để tư vấn, hỗ trợ và thúc đẩy các địa phương nhân rộng mô hình quản lý đã được áp dụng thành công tại một số tỉnh, như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế… tăng cường các hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp thống nhất về biển, đảo; hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, lồng ghép với các đề án cũng được nhân rộng./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)