Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Timor Leste Kay Rala Xanana Gusmão sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-5/9 tới đây.
Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ hai của ông Kay Rala Xanana Gusmão; năm 2005 ông đã thăm Việt Nam trên cương vị Tổng thống.
Cộng hòa dân chủ Timor Leste có diện tích 15.007km2, dân số khoảng hơn 1,1 triệu người. Timor Leste gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor (đảo Timor nằm ở phía Nam quần đảo Indonesia cùng hai đảo nhỏ phụ cận là Atauro và Jaco.
Với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nền kinh tế Timor Leste chủ đạo là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 25% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) và sử dụng 75% lực lượng lao động.
Tuy vậy, hàng năm Timor Leste vẫn phải nhập khẩu gạo và các mặt hàng khác. Timor Leste đã đề ra kế hoạch Phát triển quốc gia đến 2015, trong đó xác định các ưu tiên hàng đầu là củng cố bộ máy hành chính, xoá đói giảm nghèo và tăng cường an ninh lương thực; đề ra các mục tiêu cụ thể như đưa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên 5% trong thời kỳ trung hạn và giảm 50% số người sống dưới mức nghèo đói (hiện nay là 40% trong tổng số 1 triệu dân) vào năm 2015. Timor Leste có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt.
Timor Leste đã chính thức trở thành quan sát viên của ASEAN (2002), thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào năm 2005, gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) 2007, lập Ban Thư ký Quốc gia về ASEAN và đặt quyết tâm sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN từ nay tới năm 2015.
Timor Leste thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 28/7/2002. Việt Nam và Timor Leste có quan hệ từ khi mặt trận cách mạng vì một Timor Leste độc lập (FRETILIN) đơn phương tuyên bố độc lập (tháng 9/1975), Việt Nam là một trong những nước đầu tiên công nhận Timor Leste.
Hai nước cũng đã trao đổi một số đoàn cấp cao: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm sang Timor Leste dự lễ tuyên bố độc lập (5/2002); Bộ trưởng Ngoại giao José Ramos Horta thăm Việt Nam (3/2003); Tổng thống Xanana Gusmão thăm chính thức Việt Nam (8/2005). Ngoại trưởng Timor Leste Zacarias Albano da Costa và Bộ trưởng Công thương và Du lịch Gil da Costa Alvis thăm Việt Nam (9/2009). Tổng thống Timor Leste José Ramos Horta thăm chính thức Việt Nam (4/2010).
Quan hệ hữu nghị Việt Nam và Timor Leste cho đến nay có những bước phát triển, nổi bật là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống José Ramos Horta (4/2010), trong đó hai bên đã ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật và thiết lập cơ chế Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Timor Leste; mở Đại sứ quán Timor Leste tại Hà Nội (4/2012) và cử Đại sứ thường trú tại Việt Nam (11/2012).
Hợp tác thương mại hai chiều (trong đó chủ yếu ta xuất khẩu sang nước bạn) năm 2012 đạt 34,4 triệu USD với mặt hàng chính là gạo và thủy sản. Hai nước có nhiều tiềm năng và lợi thế, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, thủy sản, xây dựng hạ tầng... để thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm.
Tập đoàn Viettel hiện có dự án đầu tư cung cấp viễn thông tại Timor Leste trị giá gần 15 triệu USD.
Timor Leste và Việt Nam cũng đã ký các Bản ghi nhớ về thương mại gạo (9/2009), Hiệp định khung về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế (4/2010) và đang đàm phán để chuẩn bị ký Hiệp định thương mại, Hiệp định khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Bản ghi nhớ về hợp tác Y tế và Bản ghi nhớ về Hợp tác nông nghiệp.
Chuyến thăm của Thủ tướng Timor Leste Kay Rala Xanana Gusmão lần này nhằm khẳng định coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ song phương, hợp tác nhiều mặt với Việt Nam; trao đổi về kinh nghiệm xây dựng và phát triển đất nước, các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm./.
Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ hai của ông Kay Rala Xanana Gusmão; năm 2005 ông đã thăm Việt Nam trên cương vị Tổng thống.
Cộng hòa dân chủ Timor Leste có diện tích 15.007km2, dân số khoảng hơn 1,1 triệu người. Timor Leste gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor (đảo Timor nằm ở phía Nam quần đảo Indonesia cùng hai đảo nhỏ phụ cận là Atauro và Jaco.
Với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nền kinh tế Timor Leste chủ đạo là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 25% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) và sử dụng 75% lực lượng lao động.
Tuy vậy, hàng năm Timor Leste vẫn phải nhập khẩu gạo và các mặt hàng khác. Timor Leste đã đề ra kế hoạch Phát triển quốc gia đến 2015, trong đó xác định các ưu tiên hàng đầu là củng cố bộ máy hành chính, xoá đói giảm nghèo và tăng cường an ninh lương thực; đề ra các mục tiêu cụ thể như đưa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên 5% trong thời kỳ trung hạn và giảm 50% số người sống dưới mức nghèo đói (hiện nay là 40% trong tổng số 1 triệu dân) vào năm 2015. Timor Leste có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt.
Timor Leste đã chính thức trở thành quan sát viên của ASEAN (2002), thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào năm 2005, gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) 2007, lập Ban Thư ký Quốc gia về ASEAN và đặt quyết tâm sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN từ nay tới năm 2015.
Timor Leste thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 28/7/2002. Việt Nam và Timor Leste có quan hệ từ khi mặt trận cách mạng vì một Timor Leste độc lập (FRETILIN) đơn phương tuyên bố độc lập (tháng 9/1975), Việt Nam là một trong những nước đầu tiên công nhận Timor Leste.
Hai nước cũng đã trao đổi một số đoàn cấp cao: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm sang Timor Leste dự lễ tuyên bố độc lập (5/2002); Bộ trưởng Ngoại giao José Ramos Horta thăm Việt Nam (3/2003); Tổng thống Xanana Gusmão thăm chính thức Việt Nam (8/2005). Ngoại trưởng Timor Leste Zacarias Albano da Costa và Bộ trưởng Công thương và Du lịch Gil da Costa Alvis thăm Việt Nam (9/2009). Tổng thống Timor Leste José Ramos Horta thăm chính thức Việt Nam (4/2010).
Quan hệ hữu nghị Việt Nam và Timor Leste cho đến nay có những bước phát triển, nổi bật là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống José Ramos Horta (4/2010), trong đó hai bên đã ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật và thiết lập cơ chế Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Timor Leste; mở Đại sứ quán Timor Leste tại Hà Nội (4/2012) và cử Đại sứ thường trú tại Việt Nam (11/2012).
Hợp tác thương mại hai chiều (trong đó chủ yếu ta xuất khẩu sang nước bạn) năm 2012 đạt 34,4 triệu USD với mặt hàng chính là gạo và thủy sản. Hai nước có nhiều tiềm năng và lợi thế, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, thủy sản, xây dựng hạ tầng... để thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm.
Tập đoàn Viettel hiện có dự án đầu tư cung cấp viễn thông tại Timor Leste trị giá gần 15 triệu USD.
Timor Leste và Việt Nam cũng đã ký các Bản ghi nhớ về thương mại gạo (9/2009), Hiệp định khung về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế (4/2010) và đang đàm phán để chuẩn bị ký Hiệp định thương mại, Hiệp định khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Bản ghi nhớ về hợp tác Y tế và Bản ghi nhớ về Hợp tác nông nghiệp.
Chuyến thăm của Thủ tướng Timor Leste Kay Rala Xanana Gusmão lần này nhằm khẳng định coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ song phương, hợp tác nhiều mặt với Việt Nam; trao đổi về kinh nghiệm xây dựng và phát triển đất nước, các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm./.
Thanh Hải (TTXVN)