Ngày 22/4, tại Seoul (Hàn Quốc), lãnh đạo cấp cao các hãng thông tấn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (OANA) cùng các đại biểu, khách mời đến từ châu Âu, Trung Đông và châu Phi đã tập trung thảo luận về những thách thức và cơ hội đối với các hãng thông tấn trong thời kỳ công nghệ số.
Hội nghị kéo dài bốn ngày với quy mô lớn nhất trong khuôn khổ OANA từ trước đến nay.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch OANA Ahmad Mukhlis Yusuf nhấn mạnh rằng chủ đề của hội nghị: "Thách thức và cơ hội với các hãng thông tấn" cũng chính là vấn đề các hãng thông tấn đang phải đối mặt.
Trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số bùng nổ, việc cải thiện, thay đổi phương thức thông tin và tăng cường hợp tác giữa các thành viên OANA là rất cần thiết.
Chủ tịch OANA kêu gọi các đại biểu cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm cơ hội phát triển và kết nối với các thành viên khác.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Un-chan đã tới dự và có phát biểu kêu gọi lãnh đạo các hãng thông tấn thu hẹp khoảng cách thông tin giữa các nước phát triển và đang phát triển đồng thời hợp tác để xây dựng môi trường thông tin quốc tế.
Chính phủ Hàn Quốc mong muốn hãng thông tấn Yonhap, với vị thế là hãng thông tấn chủ chốt của quốc gia, sẽ tăng cường hợp tác với các hãng thông tấn khu vực để cung cấp các thông tin về khu vực cho thế giới một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Chủ tịch hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc và là đồng tổ chức OANA lần này, cho rằng hội nghị là cơ hội để các hãng thông tấn trao đổi quan điểm về việc mở rộng hợp tác giữa các hãng thông tấn khu vực trong công tác thông tin, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp truyền thông đang thay đổi nhanh chóng bởi cuộc cách mạng số.
Theo Chủ tịch Yonhap, khu vực châu Á hiện có vị trí hết sức quan trọng trên bản đồ thế giới bởi là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, với thị trường lớn nhất thế giới và giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Trong khi đó, mô hình dịch vụ thông tin truyền thống đang ngày càng thu hẹp với sự bùng nổ của phương thức thông tin đa phương tiện.
Do đó, các hãng thông tấn khu vực cần chú trọng mở rộng hợp tác song phương và đa phương, trao đổi các nội dung thông tin đa phương tiện nhằm khẳng định vị thế của truyền thông khu vực trong "kỷ nguyên châu Á" này.
Phó Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Hoài Dương trong tham luận tại hội nghị đã giới thiệu về nỗ lực của TTXVN tạo sự thay đổi lớn trong tình hình hiện nay, đặc biệt bên cạnh những ấn phẩm truyền thống đã tạo nên thương hiệu TTXVN trong 65 năm qua, năm 2008, TTXVN khai trương báo điện tử VietnamPlus có nội dung phong phú và thiết kế đẹp bằng bốn ngôn ngữ, nhanh chóng trở thành một trong những báo điện tử được ưa chuộng nhất ở Việt Nam.
Đầu năm 2010, TTXVN cũng là cơ quan truyền thông đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ đọc tin trên điện thoại di động, và chỉ sau một thời gian ngắn, dịch vụ này đã có tới 20.000 khách hàng thuê bao.
Một bước đi quan trọng của TTXVN trong năm 2010 là phát sóng kênh truyền hình riêng và đây sẽ là kênh truyền hình đầu tiên ở Việt Nam đưa tin thời sự trong suốt 24 giờ/ngày.
Việc thử nghiệm đang ở giai đoạn cuối cùng và dự định sẽ chính thức phát sóng dưới tên gọi Vnews vào quý 3 năm nay.
Theo Phó Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Hoài Dương, TTXVN có ưu thế mạnh nhờ mạng lưới phân xã rộng khắp ở 63 tỉnh thành trong nước và 27 phân xã ở nước ngoài trên cả năm châu lục.
Ông khẳng định con đường trước mắt còn nhiều khó khăn, nhưng TTXVN tin tưởng đang đi đúng hướng vì đã kết hợp mọi sức mạnh: Báo viết, Internet, truyền hình và thông tin qua điện thoại di động.
TTXVN chia sẻ quan điểm rằng các sản phẩm truyền hình và truyền thông đa phương tiện sẽ giúp cho sự hợp tác giữa các thành viên OANA hiệu quả và cùng có lợi.
TTXVN mong muốn có sự hỗ trợ và hợp tác quý báu của các thành viên OANA dưới hình thức trao đổi chương trình, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nhân sự để đảm bảo thành công trong lĩnh vực này.
Hội nghị cấp cao OANA thu hút sự tham gia của hầu hết 41 hãng thông tấn thành viên OANA đến từ 31 quốc gia.
Lãnh đạo của khoảng 30 hãng thông tấn khác trên thế giới cũng tham dự với tư cách quan sát viên./.
Hội nghị kéo dài bốn ngày với quy mô lớn nhất trong khuôn khổ OANA từ trước đến nay.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch OANA Ahmad Mukhlis Yusuf nhấn mạnh rằng chủ đề của hội nghị: "Thách thức và cơ hội với các hãng thông tấn" cũng chính là vấn đề các hãng thông tấn đang phải đối mặt.
Trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số bùng nổ, việc cải thiện, thay đổi phương thức thông tin và tăng cường hợp tác giữa các thành viên OANA là rất cần thiết.
Chủ tịch OANA kêu gọi các đại biểu cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm cơ hội phát triển và kết nối với các thành viên khác.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Un-chan đã tới dự và có phát biểu kêu gọi lãnh đạo các hãng thông tấn thu hẹp khoảng cách thông tin giữa các nước phát triển và đang phát triển đồng thời hợp tác để xây dựng môi trường thông tin quốc tế.
Chính phủ Hàn Quốc mong muốn hãng thông tấn Yonhap, với vị thế là hãng thông tấn chủ chốt của quốc gia, sẽ tăng cường hợp tác với các hãng thông tấn khu vực để cung cấp các thông tin về khu vực cho thế giới một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Chủ tịch hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc và là đồng tổ chức OANA lần này, cho rằng hội nghị là cơ hội để các hãng thông tấn trao đổi quan điểm về việc mở rộng hợp tác giữa các hãng thông tấn khu vực trong công tác thông tin, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp truyền thông đang thay đổi nhanh chóng bởi cuộc cách mạng số.
Theo Chủ tịch Yonhap, khu vực châu Á hiện có vị trí hết sức quan trọng trên bản đồ thế giới bởi là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, với thị trường lớn nhất thế giới và giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Trong khi đó, mô hình dịch vụ thông tin truyền thống đang ngày càng thu hẹp với sự bùng nổ của phương thức thông tin đa phương tiện.
Do đó, các hãng thông tấn khu vực cần chú trọng mở rộng hợp tác song phương và đa phương, trao đổi các nội dung thông tin đa phương tiện nhằm khẳng định vị thế của truyền thông khu vực trong "kỷ nguyên châu Á" này.
Phó Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Hoài Dương trong tham luận tại hội nghị đã giới thiệu về nỗ lực của TTXVN tạo sự thay đổi lớn trong tình hình hiện nay, đặc biệt bên cạnh những ấn phẩm truyền thống đã tạo nên thương hiệu TTXVN trong 65 năm qua, năm 2008, TTXVN khai trương báo điện tử VietnamPlus có nội dung phong phú và thiết kế đẹp bằng bốn ngôn ngữ, nhanh chóng trở thành một trong những báo điện tử được ưa chuộng nhất ở Việt Nam.
Đầu năm 2010, TTXVN cũng là cơ quan truyền thông đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ đọc tin trên điện thoại di động, và chỉ sau một thời gian ngắn, dịch vụ này đã có tới 20.000 khách hàng thuê bao.
Một bước đi quan trọng của TTXVN trong năm 2010 là phát sóng kênh truyền hình riêng và đây sẽ là kênh truyền hình đầu tiên ở Việt Nam đưa tin thời sự trong suốt 24 giờ/ngày.
Việc thử nghiệm đang ở giai đoạn cuối cùng và dự định sẽ chính thức phát sóng dưới tên gọi Vnews vào quý 3 năm nay.
Theo Phó Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Hoài Dương, TTXVN có ưu thế mạnh nhờ mạng lưới phân xã rộng khắp ở 63 tỉnh thành trong nước và 27 phân xã ở nước ngoài trên cả năm châu lục.
Ông khẳng định con đường trước mắt còn nhiều khó khăn, nhưng TTXVN tin tưởng đang đi đúng hướng vì đã kết hợp mọi sức mạnh: Báo viết, Internet, truyền hình và thông tin qua điện thoại di động.
TTXVN chia sẻ quan điểm rằng các sản phẩm truyền hình và truyền thông đa phương tiện sẽ giúp cho sự hợp tác giữa các thành viên OANA hiệu quả và cùng có lợi.
TTXVN mong muốn có sự hỗ trợ và hợp tác quý báu của các thành viên OANA dưới hình thức trao đổi chương trình, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nhân sự để đảm bảo thành công trong lĩnh vực này.
Hội nghị cấp cao OANA thu hút sự tham gia của hầu hết 41 hãng thông tấn thành viên OANA đến từ 31 quốc gia.
Lãnh đạo của khoảng 30 hãng thông tấn khác trên thế giới cũng tham dự với tư cách quan sát viên./.
(TTXVN/Vietnam+)