Tiếp tục kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII, sáng 18/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Xuất bản (sửa đổi).
Đa số các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật Xuất bản (sửa đổi) và cho rằng dự án Luật cần thể hiện quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất bản, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa Trung ương, địa phương và cơ sở; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản; cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò từ kiểm soát sang giám sát hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành để tập trung vào trách nhiệm chính là hoạch định chính sách, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý ở cơ sở, cải cách hành chính.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) chỉ rõ dự thảo luật có 50 điều, trong đó có bẩy điều giao Chính phủ và 12 điều giao các bộ, ngành quy định. Đại biểu đề nghị nên giảm quy định của Chính phủ và các bộ, ngành để luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Về tổ chức và hoạt động in xuất bản phẩm, các đại biểu Triệu Thị Nái (Hà Giang), Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) tán thành với quy định trong dự án luật là: "việc thành lập cơ sở in khác phải bảo đảm các điều kiện quy định trong khoản 1 điều 31 và và phải đăng ký hoạt động in với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh."
Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) đề nghị xem lại quy định này vì theo đại biểu nội dung của điều này không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật. Đại biểu dẫn chứng hiện nay có trên 1.100 cơ sở in không bị quản lý bằng pháp luật chuyên ngành in. Chính điều này đã tạo kẽ hở, dẫn đến việc quản lý các cơ sở in bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng in lậu, in trái phép xuất bản phẩm ngày càng tràn lan. Quy định như dự án luật là đăng ký với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nhưng trình tự, thủ tục hồ sơ như thế nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện thì vẫn chưa được đề cập đến. Hơn nữa, các cơ sở in khác ngoài in các xuất bản phẩm còn có phạm vi rộng như in mẫu mã, bao bì... lại giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, như vậy sẽ không thể quản lý hết được.
Đại biểu đề nghị dự án Luật chỉ điều chỉnh các lĩnh vực in xuất bản phẩm, phát hành xuất bản phẩm còn in không phải xuất bản phẩm sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng phải có quy định chặt chẽ về lĩnh vực này để tránh tình trạng in lậu, in giả lan tràn khắp nơi…
Đối với quy định về xuất bản xuất bản phẩm điện tử, nhiều đại biểu cho rằng xuất bản điện tử đã xuất hiện và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như trong nước. Đây là một hình thái mới của hoạt động xuất bản, còn có nhiều thay đổi khó dự báo trước trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, quy định về xuất bản phẩm điện tử như trong dự án luật còn chung chung, tính khả thi chưa cao và còn bất hợp lý nên cần có khung pháp lý đặc thù để điều chỉnh hoạt động xuất bản điện tử.
Các đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ), Triệu Thị Nái (Hà Giang) đồng ý với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội là luật xuất bản (sửa đổi) lần này chỉ quy định mang tính nguyên tắc về loại hình xuất bản này và dẫn chiếu các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong việc quản lý hoạt động xuất bản điện tử trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông phát triển rất nhanh.
Trái với ý kiến trên, đại biểu Điều Huỳnh Sang (Bình Phước) không tán thành quy định xuất bản phẩm điện tử chỉ mang tính nguyên tắc mà đề nghị cần có quy định cụ thể trong dự án luật, tránh sửa đi sửa lại luật.
Đại biểu Nguyễn Văn Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị cần có chương riêng về xuất bản phẩm điện tử vì đây là vấn đề phức tạp nhất hiện nay. Đại biểu Lê Ngọc Hoàn (Nam Định) cho rằng nên xem sách điện tử là đối tượng điều chỉnh Luật Xuất bản (sửa đổi); đồng thời đề nghị cần quy định có giấy phép xuất bản xuất bản phẩm điện tử, sách điện tử như một xuất bản phẩm bình thường và phải có chế tài xử lý vi phạm bản quyền đối với các xuất bản phẩm điện tử.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) lại băn khoăn về sự phát triển ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm hiện nay. Đại biểu dẫn chứng, theo Nhà xuất bản Ngôn ngữ, trong vòng 10 năm từ 1990 đến 2000, ngôn ngữ Việt Nam đã có thêm 3.000 từ mới, đến thời điểm hiện nay con số đó đã lớn hơn rất nhiều lần. Tính pha tạp đã đến mức báo động, đặc biệt là trào lưu ngôn ngữ thời @ của lớp trẻ tạo lên xu hướng xã hội không tốt. Việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài, sử dụng tiếng Việt tùy tiện, tiếng lóng thể hiện trong một số xuất bản phẩm vừa qua đã gây nhiều tranh cãi.
Đại biểu cho rằng rất cần thiết phải khẳng định giá trị chuẩn đối với ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số và 12 dân tộc có chữ viết. Đó là cộng đồng dân tộc văn hóa thống nhất trong đa dạng. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm một điều trong dự án luật lần này về ngôn ngữ xuất bản, quy định cụ thể về ngôn ngữ xuất bản bao gồm ngôn ngữ Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ nước ngoài và các loại hình ngôn ngữ khác.
"Giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt và ngôn ngữ dân tộc nhằm khẳng định tính chủ đạo cũng như chuẩn mực của ngôn ngữ Việt, đồng thời thể hiện quyền của các dân tộc thiểu số trong việc duy trì và phát huy, quảng bá ngôn ngữ, giá trị văn hóa trong điều 5 của Hiến pháp cũng như các văn bản khác đã quy định" - đại biểu nhấn mạnh.
Các đại biểu dành nhiều thời gian để thảo luận về việc thành lập nhà xuất bản; về quy định những hành vi bị cấm trên xuất bản phẩm; về danh mục xuất bản phẩm ưu tiên; về liên kết trong hoạt động xuất bản; về đối tượng được thành lập nhà xuất bản.../.
Đa số các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật Xuất bản (sửa đổi) và cho rằng dự án Luật cần thể hiện quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất bản, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa Trung ương, địa phương và cơ sở; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản; cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò từ kiểm soát sang giám sát hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành để tập trung vào trách nhiệm chính là hoạch định chính sách, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý ở cơ sở, cải cách hành chính.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) chỉ rõ dự thảo luật có 50 điều, trong đó có bẩy điều giao Chính phủ và 12 điều giao các bộ, ngành quy định. Đại biểu đề nghị nên giảm quy định của Chính phủ và các bộ, ngành để luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Về tổ chức và hoạt động in xuất bản phẩm, các đại biểu Triệu Thị Nái (Hà Giang), Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) tán thành với quy định trong dự án luật là: "việc thành lập cơ sở in khác phải bảo đảm các điều kiện quy định trong khoản 1 điều 31 và và phải đăng ký hoạt động in với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh."
Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) đề nghị xem lại quy định này vì theo đại biểu nội dung của điều này không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật. Đại biểu dẫn chứng hiện nay có trên 1.100 cơ sở in không bị quản lý bằng pháp luật chuyên ngành in. Chính điều này đã tạo kẽ hở, dẫn đến việc quản lý các cơ sở in bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng in lậu, in trái phép xuất bản phẩm ngày càng tràn lan. Quy định như dự án luật là đăng ký với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nhưng trình tự, thủ tục hồ sơ như thế nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện thì vẫn chưa được đề cập đến. Hơn nữa, các cơ sở in khác ngoài in các xuất bản phẩm còn có phạm vi rộng như in mẫu mã, bao bì... lại giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, như vậy sẽ không thể quản lý hết được.
Đại biểu đề nghị dự án Luật chỉ điều chỉnh các lĩnh vực in xuất bản phẩm, phát hành xuất bản phẩm còn in không phải xuất bản phẩm sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng phải có quy định chặt chẽ về lĩnh vực này để tránh tình trạng in lậu, in giả lan tràn khắp nơi…
Đối với quy định về xuất bản xuất bản phẩm điện tử, nhiều đại biểu cho rằng xuất bản điện tử đã xuất hiện và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như trong nước. Đây là một hình thái mới của hoạt động xuất bản, còn có nhiều thay đổi khó dự báo trước trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, quy định về xuất bản phẩm điện tử như trong dự án luật còn chung chung, tính khả thi chưa cao và còn bất hợp lý nên cần có khung pháp lý đặc thù để điều chỉnh hoạt động xuất bản điện tử.
Các đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ), Triệu Thị Nái (Hà Giang) đồng ý với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội là luật xuất bản (sửa đổi) lần này chỉ quy định mang tính nguyên tắc về loại hình xuất bản này và dẫn chiếu các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong việc quản lý hoạt động xuất bản điện tử trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông phát triển rất nhanh.
Trái với ý kiến trên, đại biểu Điều Huỳnh Sang (Bình Phước) không tán thành quy định xuất bản phẩm điện tử chỉ mang tính nguyên tắc mà đề nghị cần có quy định cụ thể trong dự án luật, tránh sửa đi sửa lại luật.
Đại biểu Nguyễn Văn Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị cần có chương riêng về xuất bản phẩm điện tử vì đây là vấn đề phức tạp nhất hiện nay. Đại biểu Lê Ngọc Hoàn (Nam Định) cho rằng nên xem sách điện tử là đối tượng điều chỉnh Luật Xuất bản (sửa đổi); đồng thời đề nghị cần quy định có giấy phép xuất bản xuất bản phẩm điện tử, sách điện tử như một xuất bản phẩm bình thường và phải có chế tài xử lý vi phạm bản quyền đối với các xuất bản phẩm điện tử.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) lại băn khoăn về sự phát triển ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm hiện nay. Đại biểu dẫn chứng, theo Nhà xuất bản Ngôn ngữ, trong vòng 10 năm từ 1990 đến 2000, ngôn ngữ Việt Nam đã có thêm 3.000 từ mới, đến thời điểm hiện nay con số đó đã lớn hơn rất nhiều lần. Tính pha tạp đã đến mức báo động, đặc biệt là trào lưu ngôn ngữ thời @ của lớp trẻ tạo lên xu hướng xã hội không tốt. Việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài, sử dụng tiếng Việt tùy tiện, tiếng lóng thể hiện trong một số xuất bản phẩm vừa qua đã gây nhiều tranh cãi.
Đại biểu cho rằng rất cần thiết phải khẳng định giá trị chuẩn đối với ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số và 12 dân tộc có chữ viết. Đó là cộng đồng dân tộc văn hóa thống nhất trong đa dạng. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm một điều trong dự án luật lần này về ngôn ngữ xuất bản, quy định cụ thể về ngôn ngữ xuất bản bao gồm ngôn ngữ Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ nước ngoài và các loại hình ngôn ngữ khác.
"Giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt và ngôn ngữ dân tộc nhằm khẳng định tính chủ đạo cũng như chuẩn mực của ngôn ngữ Việt, đồng thời thể hiện quyền của các dân tộc thiểu số trong việc duy trì và phát huy, quảng bá ngôn ngữ, giá trị văn hóa trong điều 5 của Hiến pháp cũng như các văn bản khác đã quy định" - đại biểu nhấn mạnh.
Các đại biểu dành nhiều thời gian để thảo luận về việc thành lập nhà xuất bản; về quy định những hành vi bị cấm trên xuất bản phẩm; về danh mục xuất bản phẩm ưu tiên; về liên kết trong hoạt động xuất bản; về đối tượng được thành lập nhà xuất bản.../.
Phúc Hằng (TTXVN)