Ngày 11/9, Sở Y tế Đồng Nai phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Cơ chế phối hợp giữa Y tế và Thú y trong giám sát bệnh cúm gia cầm và các bệnh lây truyền qua động vật” tại thành phố Biên Hòa.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã xác định sự cần thiết của việc hợp tác liên ngành giữa y tế và thú y trong phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật.
Ông Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho rằng việc phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người nếu chỉ ngành y tế thì sẽ không giải quyết được hết các vấn đề.
Ngành y tế và thú y khi hợp lực hành động sẽ tận dụng tối đa nguồn lực, tăng hiệu suất và tránh được các công việc chồng chéo nhau. Sự phối hợp liên ngành nhằm giảm nguy cơ lây truyền chung cho động vật và người tại các chợ động vật, buôn bán vận chuyển động vật hoang dã.
Ngoài ra, việc hợp tác cũng hướng đến việc tuyên truyền sâu rộng trong người dân về ý thức tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ động vật.
Theo WHO, trong 20 năm qua, số ca mắc các bệnh mới xuất hiện đang lây lan ngày một nhanh trên phạm vi toàn thế giới, chiếm 12% bệnh tật của loài người.
Các loại bệnh này đã gây ra tác động rất nghiêm trọng với 15 triệu người chết; là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên thế giới sau bệnh tim mạch. Chỉ tính riêng ba loại bệnh SARS, E.coli và bò điên, các nước đã tổn thất hơn 70 tỷ USD.
Với bệnh truyền từ động vật qua người, chỉ tính từ năm 2000-2005, trên thế giới đã có 50 triệu người nhiễm bệnh từ muỗi và gia súc, trong đó có 78.000 người chết. Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy, 3/4 dịch bệnh ở người bắt nguồn từ động vật.
Theo con số tại Hội thảo, từ 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 119 ca mắc cúm A/H5N1 tại 40 tỉnh, thành phố với 59 trường hợp tử vong. Trong năm năm (từ 2007-2012) Việt Nam có 99 ca bệnh liên cầu lợn ở người, 10 trường hợp tử vong.
Ngoài ra, các loại bệnh lây truyền từ động vật sang người khác như bệnh dại, bệnh than, bệnh dengue sốt xuất huyết trong những năm qua vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với hàng nghìn ca mắc, gây tổn thất hàng trăm nghìn tỷ đồng. Bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến 10% dân số, kéo theo tổn thất GDP lên tới 10%. Đây là nhóm bệnh truyền nhiễm từ loài vật có xương sống qua người, nguy cơ lây lan cao nhất khi có giao tiếp người-động vật trực tiếp hay gián tiếp.
Bên cạnh đó, hoạt động thâm canh trong trồng trọt và chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong việc làm mất nơi cư trú của động vật hoang dã và buộc chúng phải tiếp xúc với vật nuôi và với con người. Có 15 loại bệnh truyền từ động vật qua người nguy hiểm đang lây lan ở Việt Nam, trong đó có các loại bệnh thường gặp như sốt rét, bệnh dại, bệnh đậu mùa, bệnh liên cầu lợn.
Ông Lê Hoàng Sang, Phó Giám đốc Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng thách thức trong phòng chống bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người ở Việt Nam là thiếu kinh phí. Ngoài ra, người dân chưa nhận thức đầy đủ về các bệnh truyền từ động vật sang người, đồng thời chưa có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, giám sát bệnh truyền nhiễm giữa thú y và y tế.
Trong khuôn khổ Hội thảo, Sở Y tế Đồng Nai và Chi cục Thú y tỉnh này cũng sẽ ký kết quy chế phối hợp giữa hai ngành về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Dự kiến, từ nay đến cuối năm cơ chế này sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động./.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã xác định sự cần thiết của việc hợp tác liên ngành giữa y tế và thú y trong phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật.
Ông Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho rằng việc phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người nếu chỉ ngành y tế thì sẽ không giải quyết được hết các vấn đề.
Ngành y tế và thú y khi hợp lực hành động sẽ tận dụng tối đa nguồn lực, tăng hiệu suất và tránh được các công việc chồng chéo nhau. Sự phối hợp liên ngành nhằm giảm nguy cơ lây truyền chung cho động vật và người tại các chợ động vật, buôn bán vận chuyển động vật hoang dã.
Ngoài ra, việc hợp tác cũng hướng đến việc tuyên truyền sâu rộng trong người dân về ý thức tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ động vật.
Theo WHO, trong 20 năm qua, số ca mắc các bệnh mới xuất hiện đang lây lan ngày một nhanh trên phạm vi toàn thế giới, chiếm 12% bệnh tật của loài người.
Các loại bệnh này đã gây ra tác động rất nghiêm trọng với 15 triệu người chết; là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên thế giới sau bệnh tim mạch. Chỉ tính riêng ba loại bệnh SARS, E.coli và bò điên, các nước đã tổn thất hơn 70 tỷ USD.
Với bệnh truyền từ động vật qua người, chỉ tính từ năm 2000-2005, trên thế giới đã có 50 triệu người nhiễm bệnh từ muỗi và gia súc, trong đó có 78.000 người chết. Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy, 3/4 dịch bệnh ở người bắt nguồn từ động vật.
Theo con số tại Hội thảo, từ 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 119 ca mắc cúm A/H5N1 tại 40 tỉnh, thành phố với 59 trường hợp tử vong. Trong năm năm (từ 2007-2012) Việt Nam có 99 ca bệnh liên cầu lợn ở người, 10 trường hợp tử vong.
Ngoài ra, các loại bệnh lây truyền từ động vật sang người khác như bệnh dại, bệnh than, bệnh dengue sốt xuất huyết trong những năm qua vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với hàng nghìn ca mắc, gây tổn thất hàng trăm nghìn tỷ đồng. Bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến 10% dân số, kéo theo tổn thất GDP lên tới 10%. Đây là nhóm bệnh truyền nhiễm từ loài vật có xương sống qua người, nguy cơ lây lan cao nhất khi có giao tiếp người-động vật trực tiếp hay gián tiếp.
Bên cạnh đó, hoạt động thâm canh trong trồng trọt và chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong việc làm mất nơi cư trú của động vật hoang dã và buộc chúng phải tiếp xúc với vật nuôi và với con người. Có 15 loại bệnh truyền từ động vật qua người nguy hiểm đang lây lan ở Việt Nam, trong đó có các loại bệnh thường gặp như sốt rét, bệnh dại, bệnh đậu mùa, bệnh liên cầu lợn.
Ông Lê Hoàng Sang, Phó Giám đốc Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng thách thức trong phòng chống bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người ở Việt Nam là thiếu kinh phí. Ngoài ra, người dân chưa nhận thức đầy đủ về các bệnh truyền từ động vật sang người, đồng thời chưa có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, giám sát bệnh truyền nhiễm giữa thú y và y tế.
Trong khuôn khổ Hội thảo, Sở Y tế Đồng Nai và Chi cục Thú y tỉnh này cũng sẽ ký kết quy chế phối hợp giữa hai ngành về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Dự kiến, từ nay đến cuối năm cơ chế này sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động./.
Công Phong (TTXVN)