Ngày 18/12, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội nghị giải trình về “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các dân tộc rất ít người - Thực trạng và giải pháp cho giai đoạn 2012-2020."
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương tham dự phiên giải trình.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho biết trước khi diễn ra phiên giải trình, Hội đồng Dân tộc đã yêu cầu các địa phương có các dân tộc rất ít người báo cáo về tình hình đời sống, sản xuất, trình độ phát triển và kết quả, hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các dân tộc rất ít người.
Hội đồng Dân tộc đã tổ chức 4 nhóm đến khảo sát thực tế tại địa phương có đông dân tộc rất ít người thuộc 7 tỉnh (Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình và Kon Tum). Báo cáo kết quả khảo sát của Hội đồng Dân tộc sẽ là những minh chứng so sánh đánh giá báo cáo của Chính phủ và các bộ, ngành.
Nhiều khó khăn, thách thức
Báo cáo của Chính phủ tại phiên giải trình đánh giá hầu hết khu vực đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, cứ trú chủ yếu là vùng núi cao; địa hình bị chia cắt mạnh, độc dốc lớn, núi đá, thường xảy ra lũ quyết, lũ ống, lở đất. Khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; đa số các làng, bản đều xa thị trấn, thị tứ và các trung tâm phát triển.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai nhằm hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy vậy dân tộc rất ít người cũng còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là sự gia tăng khoảng cách phát triển, khoảng cách giàu-nghèo, sự chênh lệch về chất lượng dân số, nguồn nhân lực, sự mai một văn hóa, sự non yếu của hệ thống chính trị cơ sở.
Đặc biệt là cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ đói nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, tập quán sinh hoạt lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, tình trạng di cư tự do, du canh, du cư còn diễn biến phức tạp… Đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào còn thiếu, bình quân đất canh tác đầu người là 0,1ha (thấp nhất là dân tộc Pà Thẻn 0,04ha). Thu nhập bình quân đầu người trên năm của các dân tộc rất ít người là 2,174 triệu đồng (thấp nhất là dân tộc Chứt và Lô Lô (1.6 triệu đồng). Số hộ nghèo là 4.754 hộ chiếm tỷ lệ 54,2%, tỷ lệ nghèo cao nhất ở dân tộc Chứt là 80,1%. Số nhà tạm, dột nát hiện còn 2.560 hộ, chiếm 29,2%. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc rất ít người còn thấp so với tỷ lệ chung….
Báo cáo của Chính phủ nhận định việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người vẫn còn khó khăn, bất cập, nổi lên một số vấn đề như các chính sách chưa bảo phủ hết lĩnh vực và địa bàn đối với các dân tộc rất ít người; còn dân tộc được hưởng thụ rất ít chính sách hoặc chưa có chính sách riêng; có dân tộc đã có chính sách nhưng chưa bố trí được nguồn lực để thực hiện....
Báo cáo về thực trạng đời sống và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các dân tộc rất ít người của Hội đồng Dân tộc nhận định hệ thống các chính sách hiện tại vừa chưa đủ mạnh vừa thiếu đồng bộ, một số chính sách còn tản mạn, chưa tập trung giải quyết các mục tiêu căn bản nhất, phù hợp đối với từng nhóm dân tộc rất ít người; thiếu tập trung lồng ghép các nguồn lực… Chính sách đầu tư mang tính bình quân, mức đầu tư thấp và không phù hợp thực tế.
Trong phát triển kinh tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ với phát triển và bảo tồn văn hóa. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc rất ít người có nâng lên, đói nghèo có giảm, trẻ em được học hành, người dân được chăm sóc sức khoẻ nhưng các sinh hoạt văn hóa, bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang mai một rất nhanh, một số dân tộc có nguy cơ mất bản sắc văn hóa…
Hoạch định các chính sách đủ tầm
Phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng La Ngọc Thoáng cho biết qua tiến hành khảo sát tại hai tỉnh Cao Bằng và Hà Giang cho thấy cơ bản các chính sách của Đảng và Nhà nước được cơ sở quan tâm triển khai đồng bộ. Tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra một số vấn đề bất cập cần giải quyết căn cơ và đồng bộ, trong đó cần tập trung giải quyết về nhà ở, đất sản xuất, canh tác cho bà con dân tộc rất ít người. Đại biểu đề nghị cần quan tâm, chăm lo đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở - đây là đội ngũ quan trọng trong chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc rất ít người.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Triệu Thị Nái đánh giá các đề án hỗ trợ cho dân tộc rất ít người đang ở mức độ nhỏ lẻ, đặc biệt kinh phí nhỏ giọt và chưa đủ tầm, chưa đủ điều kiện để tạo sức bật cho các dân tộc rất ít người phát triển.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ do trình độ dân trí còn thấp, việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng chọt, chăn nuôi còn nhiều hạn chế đã ảnh hướng tới phát triển kinh tế-xã hội; văn hóa truyền thống có hiện tượng thất truyền và mai một. Thời gian tới Chính phủ cần chỉ đạo Uỷ ban dân tộc phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan hoạch định các chính sách đủ tầm, đủ điều kiện về nguồn lực để đầu tư và hỗ trợ dân tộc rất ít người có điều kiện phát triển, đặc biệt là về kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đường, trường, trạm...
Lĩnh vực giáo dục-đào tạo cần có sự quan tâm xây dựng hạ tầng trường, lớp đồng thời biên soạn tài liệu để bồi dưỡng giáo viên cũng như cán bộ quản lý vùng dân tộc thiểu số…
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai Hà Thị Nga cho rằng cùng với nỗ lực của địa phương, rất cần sự chỉ đạo hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương trong thực hiện các cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc.
Trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu để có những thay đổi về phương pháp dạy học đối với trẻ em vùng cao, trong đó có đánh giá về kết quả thực hiện giáo dục song ngữ (tiếng Kinh và tiếng dân tộc) trong độ tuổi mầm non và các lớp đầu tiểu học giúp các em tự tin hơn và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm tới việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của từng dân tộc…
Hỗ trợ một số chính sách đặc thù mang tính đột phá
Tại phiên giải trình đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã trao đổi những vấn đề cụ thể được các đại biểu nêu lên, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực quản lý Nhà nước về chính sách dân tộc, vấn đề phát triển kinh tế- xã hội, văn hoá, giáo dục đào tạo, chất lượng dân số, sức khoẻ nhân dân…
Ủy ban Dân tộc kiến nghị đối với các dân tộc rất ít người cần tiếp tục được hỗ trợ một số chính sách đặc thù mang tính đột phá để tạo điều kiện và cơ hội phát triển ngang bằng với các dân tộc khác trong vùng. Cần có chính sách đồng bộ, đủ mạnh về phát triển kinh tế-xã hội cụ thể cho từng dân tộc hoặc nhóm dân tộc rất ít người như đầu tư về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu; đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển giáo dục; hỗ trợ các hoạt động y tế, văn hoá, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với từng dân tộc.
Hội đồng Dân tộc cho rằng hiện tại hệ thống chính sách đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng các dân tộc rất ít người nói riêng chưa có sự thống nhất về quan điểm đầu tư, ngoài chính sách chung, thường trực Hội đồng Dân tộc kiến nghị nên có các chính sách riêng ở một số lĩnh vực có khó khăn đặc thù cho một số dân tộc rất ít người và vùng dân tộc thiểu số; tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thường xuyên rà soát, đáng giá tình hình thực trạng, sơ kết, tổng kết chuyên đề kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số và các dân tộc rất ít người.
Căn cứ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội chung giai đoạn 2013-2020, Chính phủ chỉ đạo các điạ phương có dân tộc rất ít người chủ động xây dựng đề án riêng về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó xác định rõ mục tiêu, lộ trình, nguồn lực, những mục tiêu, lĩnh vực ưu tiên tập trung đầu tư… làm căn cứ cho việc xây dựng, bổ sung hoàn thiện các đề án của từng bộ, ngành và của Chính phủ…
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án được triển khai nhằm hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi, khẳng định rõ bản chất ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Qua việc thực hiện đã tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống của đồng bào dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc rất ít người nói riêng.
Các chính sách đầu tư phát triển dành cho đồng bào dân tộc của Nhà nước là bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc. Tuy có rất nhiều cố gắng, nỗ lực trong triển khai thực hiện nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu lên thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những dân tộc còn rất ít người; chính sách được ban hành chưa rõ đặc thù, còn bị chồng chéo, định mức thấp so với nhu cầu và yêu cầu; thời gian thực hiện ngắn; trong chỉ đạo, thực hiện còn chưa quyết liệt…
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ thời gian tới, các bộ, ban, ngành và địa phương cần phối hợp để giải quyết những vấn đề rất căn bản đối với đồng bào dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc rất ít người nói riêng. Từ nay đến 2015 phải tổng kết toàn diện một bước về thực hiện chính sách dân tộc nói chung và chính sách đặc thù đối với các dân tộc rất ít người, tập trung vào vấn đề về nhà ở, đất ở, đất sản xuất; chính sách y tế, dân số, sinh sản đối với đồng bào dân tộc ít người; các vấn đề về giáo dục, đào tạo, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; công tác thông tin tuyên truyền…/.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương tham dự phiên giải trình.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho biết trước khi diễn ra phiên giải trình, Hội đồng Dân tộc đã yêu cầu các địa phương có các dân tộc rất ít người báo cáo về tình hình đời sống, sản xuất, trình độ phát triển và kết quả, hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các dân tộc rất ít người.
Hội đồng Dân tộc đã tổ chức 4 nhóm đến khảo sát thực tế tại địa phương có đông dân tộc rất ít người thuộc 7 tỉnh (Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình và Kon Tum). Báo cáo kết quả khảo sát của Hội đồng Dân tộc sẽ là những minh chứng so sánh đánh giá báo cáo của Chính phủ và các bộ, ngành.
Nhiều khó khăn, thách thức
Báo cáo của Chính phủ tại phiên giải trình đánh giá hầu hết khu vực đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, cứ trú chủ yếu là vùng núi cao; địa hình bị chia cắt mạnh, độc dốc lớn, núi đá, thường xảy ra lũ quyết, lũ ống, lở đất. Khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; đa số các làng, bản đều xa thị trấn, thị tứ và các trung tâm phát triển.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai nhằm hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy vậy dân tộc rất ít người cũng còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là sự gia tăng khoảng cách phát triển, khoảng cách giàu-nghèo, sự chênh lệch về chất lượng dân số, nguồn nhân lực, sự mai một văn hóa, sự non yếu của hệ thống chính trị cơ sở.
Đặc biệt là cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ đói nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, tập quán sinh hoạt lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, tình trạng di cư tự do, du canh, du cư còn diễn biến phức tạp… Đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào còn thiếu, bình quân đất canh tác đầu người là 0,1ha (thấp nhất là dân tộc Pà Thẻn 0,04ha). Thu nhập bình quân đầu người trên năm của các dân tộc rất ít người là 2,174 triệu đồng (thấp nhất là dân tộc Chứt và Lô Lô (1.6 triệu đồng). Số hộ nghèo là 4.754 hộ chiếm tỷ lệ 54,2%, tỷ lệ nghèo cao nhất ở dân tộc Chứt là 80,1%. Số nhà tạm, dột nát hiện còn 2.560 hộ, chiếm 29,2%. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc rất ít người còn thấp so với tỷ lệ chung….
Báo cáo của Chính phủ nhận định việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người vẫn còn khó khăn, bất cập, nổi lên một số vấn đề như các chính sách chưa bảo phủ hết lĩnh vực và địa bàn đối với các dân tộc rất ít người; còn dân tộc được hưởng thụ rất ít chính sách hoặc chưa có chính sách riêng; có dân tộc đã có chính sách nhưng chưa bố trí được nguồn lực để thực hiện....
Báo cáo về thực trạng đời sống và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các dân tộc rất ít người của Hội đồng Dân tộc nhận định hệ thống các chính sách hiện tại vừa chưa đủ mạnh vừa thiếu đồng bộ, một số chính sách còn tản mạn, chưa tập trung giải quyết các mục tiêu căn bản nhất, phù hợp đối với từng nhóm dân tộc rất ít người; thiếu tập trung lồng ghép các nguồn lực… Chính sách đầu tư mang tính bình quân, mức đầu tư thấp và không phù hợp thực tế.
Trong phát triển kinh tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ với phát triển và bảo tồn văn hóa. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc rất ít người có nâng lên, đói nghèo có giảm, trẻ em được học hành, người dân được chăm sóc sức khoẻ nhưng các sinh hoạt văn hóa, bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang mai một rất nhanh, một số dân tộc có nguy cơ mất bản sắc văn hóa…
Hoạch định các chính sách đủ tầm
Phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng La Ngọc Thoáng cho biết qua tiến hành khảo sát tại hai tỉnh Cao Bằng và Hà Giang cho thấy cơ bản các chính sách của Đảng và Nhà nước được cơ sở quan tâm triển khai đồng bộ. Tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra một số vấn đề bất cập cần giải quyết căn cơ và đồng bộ, trong đó cần tập trung giải quyết về nhà ở, đất sản xuất, canh tác cho bà con dân tộc rất ít người. Đại biểu đề nghị cần quan tâm, chăm lo đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở - đây là đội ngũ quan trọng trong chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc rất ít người.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Triệu Thị Nái đánh giá các đề án hỗ trợ cho dân tộc rất ít người đang ở mức độ nhỏ lẻ, đặc biệt kinh phí nhỏ giọt và chưa đủ tầm, chưa đủ điều kiện để tạo sức bật cho các dân tộc rất ít người phát triển.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ do trình độ dân trí còn thấp, việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng chọt, chăn nuôi còn nhiều hạn chế đã ảnh hướng tới phát triển kinh tế-xã hội; văn hóa truyền thống có hiện tượng thất truyền và mai một. Thời gian tới Chính phủ cần chỉ đạo Uỷ ban dân tộc phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan hoạch định các chính sách đủ tầm, đủ điều kiện về nguồn lực để đầu tư và hỗ trợ dân tộc rất ít người có điều kiện phát triển, đặc biệt là về kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đường, trường, trạm...
Lĩnh vực giáo dục-đào tạo cần có sự quan tâm xây dựng hạ tầng trường, lớp đồng thời biên soạn tài liệu để bồi dưỡng giáo viên cũng như cán bộ quản lý vùng dân tộc thiểu số…
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai Hà Thị Nga cho rằng cùng với nỗ lực của địa phương, rất cần sự chỉ đạo hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương trong thực hiện các cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc.
Trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu để có những thay đổi về phương pháp dạy học đối với trẻ em vùng cao, trong đó có đánh giá về kết quả thực hiện giáo dục song ngữ (tiếng Kinh và tiếng dân tộc) trong độ tuổi mầm non và các lớp đầu tiểu học giúp các em tự tin hơn và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm tới việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của từng dân tộc…
Hỗ trợ một số chính sách đặc thù mang tính đột phá
Tại phiên giải trình đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã trao đổi những vấn đề cụ thể được các đại biểu nêu lên, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực quản lý Nhà nước về chính sách dân tộc, vấn đề phát triển kinh tế- xã hội, văn hoá, giáo dục đào tạo, chất lượng dân số, sức khoẻ nhân dân…
Ủy ban Dân tộc kiến nghị đối với các dân tộc rất ít người cần tiếp tục được hỗ trợ một số chính sách đặc thù mang tính đột phá để tạo điều kiện và cơ hội phát triển ngang bằng với các dân tộc khác trong vùng. Cần có chính sách đồng bộ, đủ mạnh về phát triển kinh tế-xã hội cụ thể cho từng dân tộc hoặc nhóm dân tộc rất ít người như đầu tư về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu; đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển giáo dục; hỗ trợ các hoạt động y tế, văn hoá, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với từng dân tộc.
Hội đồng Dân tộc cho rằng hiện tại hệ thống chính sách đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng các dân tộc rất ít người nói riêng chưa có sự thống nhất về quan điểm đầu tư, ngoài chính sách chung, thường trực Hội đồng Dân tộc kiến nghị nên có các chính sách riêng ở một số lĩnh vực có khó khăn đặc thù cho một số dân tộc rất ít người và vùng dân tộc thiểu số; tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thường xuyên rà soát, đáng giá tình hình thực trạng, sơ kết, tổng kết chuyên đề kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số và các dân tộc rất ít người.
Căn cứ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội chung giai đoạn 2013-2020, Chính phủ chỉ đạo các điạ phương có dân tộc rất ít người chủ động xây dựng đề án riêng về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó xác định rõ mục tiêu, lộ trình, nguồn lực, những mục tiêu, lĩnh vực ưu tiên tập trung đầu tư… làm căn cứ cho việc xây dựng, bổ sung hoàn thiện các đề án của từng bộ, ngành và của Chính phủ…
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án được triển khai nhằm hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi, khẳng định rõ bản chất ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Qua việc thực hiện đã tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống của đồng bào dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc rất ít người nói riêng.
Các chính sách đầu tư phát triển dành cho đồng bào dân tộc của Nhà nước là bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc. Tuy có rất nhiều cố gắng, nỗ lực trong triển khai thực hiện nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu lên thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những dân tộc còn rất ít người; chính sách được ban hành chưa rõ đặc thù, còn bị chồng chéo, định mức thấp so với nhu cầu và yêu cầu; thời gian thực hiện ngắn; trong chỉ đạo, thực hiện còn chưa quyết liệt…
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ thời gian tới, các bộ, ban, ngành và địa phương cần phối hợp để giải quyết những vấn đề rất căn bản đối với đồng bào dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc rất ít người nói riêng. Từ nay đến 2015 phải tổng kết toàn diện một bước về thực hiện chính sách dân tộc nói chung và chính sách đặc thù đối với các dân tộc rất ít người, tập trung vào vấn đề về nhà ở, đất ở, đất sản xuất; chính sách y tế, dân số, sinh sản đối với đồng bào dân tộc ít người; các vấn đề về giáo dục, đào tạo, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; công tác thông tin tuyên truyền…/.
Quỳnh Hoa (TTXVN)