Ngày 8/7, tại Hội thảo “Vàng nguyên liệu pha tạp chất và giải pháp phòng tránh” do Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, theo nhiều doanh nghiệp, hiện có nhiều dạng vàng giả được chế tác theo các phương pháp tinh vi đang lưu thông trên thị trường.
Một số dạng thường gặp như vàng nguyên chất khoảng 51% còn lại là các tạp chất đồng, sắt hay kim loại khác; vàng giả có lõi là hợp chất làm từ bột siêu nặng; vàng có lõi là Volfram thường được làm thành thỏi và mạ một lớp vàng dày bên ngoài; vàng giả có lõi là vàng trộn bột Volfram…
Ông Nguyễn Sinh Thành, Giám đốc Xưởng nữ trang SJC cho biết, do vàng bị pha trộn các tạp chất lạ và những máy móc, thiết bị đo lường hiện có tại các doanh nghiệp khó phát hiện, muốn kiểm tra phải thông qua quá trình kiểm nghiệm phức tạp nên hiện các doanh nghiệp đang gặp nhiều rủi ro trong giao dịch vàng nguyên liệu hơn so với trước đây. Chất lượng vàng gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Do đó, ông Thành đề nghị các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình thủ tục sản xuất kinh doanh chặt chẽ nhất là khâu thu mua nguyên liệu cần phải chứng minh được nguồn gốc, có chứng từ rõ ràng; nâng cấp và đổi mới máy móc, thiết bị để kịp thời kiểm tra và phát hiện các nguyên tố, tạp chất lạ trong vàng; tìm hiểu rõ thông tin về các đơn vị, cá nhân giao dịch…
Tại hội thảo, các doanh nghiệp đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Nghị định Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ. Theo quy định tại Điều 7, Điều 11 của dự thảo thì doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ khi đã đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng trên thực tế, cơ quan đăng ký kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư lại yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thì mới được đăng ký kinh doanh. Điều này là bất cập và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc quy định xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng 20K (khoảng 83,3%) trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ tạm nhập tái xuất (một nghiệp vụ đang đóng góp nguồn ngoại hối cho quốc gia).
Do đó, doanh nghiệp cũng đề nghị không nên áp dụng quy định phải xin phép Ngân hàng Nhà nước khi xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng 20K trở lên, hoặc chỉ nên áp dụng khi xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng trên 99%./.
Một số dạng thường gặp như vàng nguyên chất khoảng 51% còn lại là các tạp chất đồng, sắt hay kim loại khác; vàng giả có lõi là hợp chất làm từ bột siêu nặng; vàng có lõi là Volfram thường được làm thành thỏi và mạ một lớp vàng dày bên ngoài; vàng giả có lõi là vàng trộn bột Volfram…
Ông Nguyễn Sinh Thành, Giám đốc Xưởng nữ trang SJC cho biết, do vàng bị pha trộn các tạp chất lạ và những máy móc, thiết bị đo lường hiện có tại các doanh nghiệp khó phát hiện, muốn kiểm tra phải thông qua quá trình kiểm nghiệm phức tạp nên hiện các doanh nghiệp đang gặp nhiều rủi ro trong giao dịch vàng nguyên liệu hơn so với trước đây. Chất lượng vàng gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Do đó, ông Thành đề nghị các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình thủ tục sản xuất kinh doanh chặt chẽ nhất là khâu thu mua nguyên liệu cần phải chứng minh được nguồn gốc, có chứng từ rõ ràng; nâng cấp và đổi mới máy móc, thiết bị để kịp thời kiểm tra và phát hiện các nguyên tố, tạp chất lạ trong vàng; tìm hiểu rõ thông tin về các đơn vị, cá nhân giao dịch…
Tại hội thảo, các doanh nghiệp đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Nghị định Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ. Theo quy định tại Điều 7, Điều 11 của dự thảo thì doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ khi đã đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng trên thực tế, cơ quan đăng ký kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư lại yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thì mới được đăng ký kinh doanh. Điều này là bất cập và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc quy định xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng 20K (khoảng 83,3%) trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ tạm nhập tái xuất (một nghiệp vụ đang đóng góp nguồn ngoại hối cho quốc gia).
Do đó, doanh nghiệp cũng đề nghị không nên áp dụng quy định phải xin phép Ngân hàng Nhà nước khi xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng 20K trở lên, hoặc chỉ nên áp dụng khi xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng trên 99%./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)