Các nước Nam Mỹ đã cam kết đẩy mạnh hợp tác để bảo vệ vùng rừng Amazon - khu rừng mưa nhiệt đới tự nhiên lớn nhất hành tinh - trước nạn phá rừng và tình trạng buôn lậu gỗ và khoáng sản trong khu vực.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 22/11 tại cuộc họp ở Manaus, miền Bắc Brazil, bộ trưởng tám nước Nam Mỹ (gồm Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru, Suriname và Venezuela) khẳng định các bên đã thống nhất có một lập trường chung tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển bền vững (Rio+20) dự kiến nhóm họp vào tháng 6/2012 tại Rio De Janeiro.
Khu vực Amazon vốn được ví như lá phổi của hành tinh và là một trong những nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
Tại hội nghị ở Manaus, các ngoại trưởng của tám nước Nam Mỹ đã xem xét lại các hiệp định đã ký để bảo vệ khu vực Amazon, bao gồm Hiệp định Hợp tác Amazon (OTCA) ký năm 1978.
Ngoại trưởng Brazil Antonio Patriota nhấn mạnh một OTCA mạnh nhất sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực. Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận vấn đề thành lập Quỹ Amazon, một sáng kiến chung được đưa ra từ năm 2008 nhằm đấu tranh chống nạn phá rừng và hỗ trợ bảo tồn và phát triển bền vững cho rừng Amazon.
Brazil, quốc gia "sở hữu" phần lớn vùng rừng Amazon, tuyên bố họ sẽ thúc đẩy tiến trình lập Quỹ Amazon để thu hút nguồn tài chính của các nước đóng góp cho cuộc chiến chống phá rừng.
Tháng 6/2012, Brazil sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Rio+20, được tổ chức đúng hai thập kỷ sau Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất cũng diễn ra tại đây dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Brazil.
Dự kiến, Hội nghị Rio+20 sẽ thảo luận việc thúc đẩy mô hình kinh tế xanh trên thế giới, không chỉ giới hạn trong vấn đề môi trường, mà mở rộng sang cả lĩnh vực hội nhập xã hội và xóa đói nghèo.
Với diện tích lên tới hơn 7 triệu km2, khu rừng Amazon là nơi cư trú của hơn 40.000 loại thực vật cùng hàng triệu loài động vật và khoảng 420 bộ lạc thổ dân. Hiện có khoảng 38,7 triệu người sinh sống tại đây, tương đương 11% dân số tám nước khu vực Amazon./.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 22/11 tại cuộc họp ở Manaus, miền Bắc Brazil, bộ trưởng tám nước Nam Mỹ (gồm Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru, Suriname và Venezuela) khẳng định các bên đã thống nhất có một lập trường chung tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển bền vững (Rio+20) dự kiến nhóm họp vào tháng 6/2012 tại Rio De Janeiro.
Khu vực Amazon vốn được ví như lá phổi của hành tinh và là một trong những nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
Tại hội nghị ở Manaus, các ngoại trưởng của tám nước Nam Mỹ đã xem xét lại các hiệp định đã ký để bảo vệ khu vực Amazon, bao gồm Hiệp định Hợp tác Amazon (OTCA) ký năm 1978.
Ngoại trưởng Brazil Antonio Patriota nhấn mạnh một OTCA mạnh nhất sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực. Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận vấn đề thành lập Quỹ Amazon, một sáng kiến chung được đưa ra từ năm 2008 nhằm đấu tranh chống nạn phá rừng và hỗ trợ bảo tồn và phát triển bền vững cho rừng Amazon.
Brazil, quốc gia "sở hữu" phần lớn vùng rừng Amazon, tuyên bố họ sẽ thúc đẩy tiến trình lập Quỹ Amazon để thu hút nguồn tài chính của các nước đóng góp cho cuộc chiến chống phá rừng.
Tháng 6/2012, Brazil sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Rio+20, được tổ chức đúng hai thập kỷ sau Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất cũng diễn ra tại đây dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Brazil.
Dự kiến, Hội nghị Rio+20 sẽ thảo luận việc thúc đẩy mô hình kinh tế xanh trên thế giới, không chỉ giới hạn trong vấn đề môi trường, mà mở rộng sang cả lĩnh vực hội nhập xã hội và xóa đói nghèo.
Với diện tích lên tới hơn 7 triệu km2, khu rừng Amazon là nơi cư trú của hơn 40.000 loại thực vật cùng hàng triệu loài động vật và khoảng 420 bộ lạc thổ dân. Hiện có khoảng 38,7 triệu người sinh sống tại đây, tương đương 11% dân số tám nước khu vực Amazon./.
(TTXVN/Vietnam+)