Ngày 17/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổ chức Unicef tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội và chăm sóc, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi.
Theo ông Hà Đình Bốn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và xã hội: Luật xử lý vi phạm hành chính vừa mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, trong đó có sự điều chỉnh đối với các nhóm đối tượng thuộc quản lý của ngành Lao động Thương binh và xã hội gồm người bán dâm, người nghiện ma túy và trẻ chưa thành niên. Trên cơ sở này, Bộ Lao động Thương binh và xã hội lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thành dự thảo Nghị định trình Chính phủ phê duyệt.
Tại hội thảo, các ý kiến đều cho rằng, mức xử phạt mà dự thảo đưa ra là quá thấp, chưa đủ sức răn đe, đặc biệt trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bà Lượng Thị Tới - Trưởng phòng chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Cần tăng mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Hiện nay, Nghị định 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định các mức xử phạt áp dụng cho các hành vi này cũng chưa đủ sức răn đe. Hành vi không khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, theo Nghị định 91/2011/NĐ-CP sẽ bị xử phạt 500.000-1 triệu đồng, nhưng dự thảo Nghị định lại không đề cập.
Tương tự, Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt 10-20 triệu đồng đối với hành vi đặt kho chứa thuốc trừ sâu, chất dễ cháy nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, nhưng lại không thấy nhắc đến trong dự thảo Nghị định. Tại chương về chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong dự thảo Nghị định, mức xử phạt cao nhất từ 30-50 triệu đồng nếu dùng vũ trang, vũ lực đe dọa trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy. Tuy nhiên, hành vi lạm dụng lao động trẻ em; dụ giỗ, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm chỉ bị xử phạt từ 20-40 triệu đồng.
Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang, dự thảo Nghị định đề cập đến vấn đề xử phạt hành vi cản trở việc học của trẻ em, nhưng lại không nói rõ trường hợp phụ huynh không cho trẻ em bị nhiễm HIV học chung với con em mình thì có bị xử phạt hay không.
Trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, ông Châu Minh Tỷ - Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Dự thảo không nên tạo khoảng cách quá lớn về các mức phạt đối với cùng hành vi vi phạm, dễ nảy sinh tiêu cực. Cần bổ sung quy định về thủ tục xử phạt để việc thực hiện được chặt chẽ, công khai, có cơ sở giải quyết khi có khiếu nại. Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng cần bổ sung thêm hình thức thay thế phạt tiền bằng hình thức lao động công ích trong trường hợp người vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt./.
Theo ông Hà Đình Bốn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và xã hội: Luật xử lý vi phạm hành chính vừa mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, trong đó có sự điều chỉnh đối với các nhóm đối tượng thuộc quản lý của ngành Lao động Thương binh và xã hội gồm người bán dâm, người nghiện ma túy và trẻ chưa thành niên. Trên cơ sở này, Bộ Lao động Thương binh và xã hội lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thành dự thảo Nghị định trình Chính phủ phê duyệt.
Tại hội thảo, các ý kiến đều cho rằng, mức xử phạt mà dự thảo đưa ra là quá thấp, chưa đủ sức răn đe, đặc biệt trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bà Lượng Thị Tới - Trưởng phòng chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Cần tăng mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Hiện nay, Nghị định 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định các mức xử phạt áp dụng cho các hành vi này cũng chưa đủ sức răn đe. Hành vi không khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, theo Nghị định 91/2011/NĐ-CP sẽ bị xử phạt 500.000-1 triệu đồng, nhưng dự thảo Nghị định lại không đề cập.
Tương tự, Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt 10-20 triệu đồng đối với hành vi đặt kho chứa thuốc trừ sâu, chất dễ cháy nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, nhưng lại không thấy nhắc đến trong dự thảo Nghị định. Tại chương về chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong dự thảo Nghị định, mức xử phạt cao nhất từ 30-50 triệu đồng nếu dùng vũ trang, vũ lực đe dọa trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy. Tuy nhiên, hành vi lạm dụng lao động trẻ em; dụ giỗ, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm chỉ bị xử phạt từ 20-40 triệu đồng.
Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang, dự thảo Nghị định đề cập đến vấn đề xử phạt hành vi cản trở việc học của trẻ em, nhưng lại không nói rõ trường hợp phụ huynh không cho trẻ em bị nhiễm HIV học chung với con em mình thì có bị xử phạt hay không.
Trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, ông Châu Minh Tỷ - Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Dự thảo không nên tạo khoảng cách quá lớn về các mức phạt đối với cùng hành vi vi phạm, dễ nảy sinh tiêu cực. Cần bổ sung quy định về thủ tục xử phạt để việc thực hiện được chặt chẽ, công khai, có cơ sở giải quyết khi có khiếu nại. Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng cần bổ sung thêm hình thức thay thế phạt tiền bằng hình thức lao động công ích trong trường hợp người vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)