Ngày 19/6, tại Hà Nội, đại diện Cục Cảnh sát truy nã tội phạm và Cục Hàng không Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp trong công tác phát hiện, xác minh, truy bắt đối tượng truy nã tại các Cảng hàng không, sân bay và trên các chuyến bay.
Thiếu tướng Nguyễn Huy Đức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội cho biết xuất phát từ yêu cầu thực tế đối tượng truy nã có thể lẩn trốn, sử dụng các dịch vụ của hàng không dân dụng để hoạt động phạm tội, ảnh hưởng đến an ninh hàng không.
Vì vậy, hai bên có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, tham mưu đề xuất Chính phủ, Bộ Công An, Bộ Giao thông Vận tải hoặc các ngành, các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời điều chỉnh các hoạt động liên quan đến công tác phát hiện, ngăn chặn và truy bắt đối tượng truy nã đảm bảo an ninh hàng không.
Nội dung phối hợp giữa hai ngành bao gồm trao đổi thông tin các đối tượng có dấu hiệu nghi là đối tượng truy nã đang hoạt động, làm việc tại địa bàn cảng hàng không, sân bay, các khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thông tin những vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra tại cảng hàng không sân bay trong các hoạt động kinh doanh như dịch vụ nhà hàng, khách sạn; những vụ trộm cắp hành lý, hàng hóa… mà đối tượng gây án có khả năng là đối tượng truy nã; thông tin hành khách đăng ký chuyến bay có dấu hiệu nghi là đối tượng truy nã…
Hai bên cũng thống nhất sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của mỗi bên phối hợp chặt chẽ trong công tác trao đổi thông tin, tài liệu liên quan. Việc cung cấp, trao đổi thông tin phải diễn ra thường xuyên, định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu, đồng thời phải đảm bảo tính kịp thời, bảo mật, đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ và pháp luật.
Theo ông Nguyễn Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam, việc phối hợp này sẽ giúp ngành hàng không nâng cao công tác đảm bảo an toàn cũng như ngăn chặn những nguy cơ đe dọa đến an ninh hàng không./.
Thiếu tướng Nguyễn Huy Đức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội cho biết xuất phát từ yêu cầu thực tế đối tượng truy nã có thể lẩn trốn, sử dụng các dịch vụ của hàng không dân dụng để hoạt động phạm tội, ảnh hưởng đến an ninh hàng không.
Vì vậy, hai bên có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, tham mưu đề xuất Chính phủ, Bộ Công An, Bộ Giao thông Vận tải hoặc các ngành, các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời điều chỉnh các hoạt động liên quan đến công tác phát hiện, ngăn chặn và truy bắt đối tượng truy nã đảm bảo an ninh hàng không.
Nội dung phối hợp giữa hai ngành bao gồm trao đổi thông tin các đối tượng có dấu hiệu nghi là đối tượng truy nã đang hoạt động, làm việc tại địa bàn cảng hàng không, sân bay, các khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thông tin những vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra tại cảng hàng không sân bay trong các hoạt động kinh doanh như dịch vụ nhà hàng, khách sạn; những vụ trộm cắp hành lý, hàng hóa… mà đối tượng gây án có khả năng là đối tượng truy nã; thông tin hành khách đăng ký chuyến bay có dấu hiệu nghi là đối tượng truy nã…
Hai bên cũng thống nhất sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của mỗi bên phối hợp chặt chẽ trong công tác trao đổi thông tin, tài liệu liên quan. Việc cung cấp, trao đổi thông tin phải diễn ra thường xuyên, định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu, đồng thời phải đảm bảo tính kịp thời, bảo mật, đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ và pháp luật.
Theo ông Nguyễn Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam, việc phối hợp này sẽ giúp ngành hàng không nâng cao công tác đảm bảo an toàn cũng như ngăn chặn những nguy cơ đe dọa đến an ninh hàng không./.
Uông Lam (TTXVN)