Hiệp ước về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng quốc tế (Cites) đã yêu cầu phải có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm bảo vệ cuộc sống hoang dã của những loài động thực vật trên.
Yêu cầu này được đưa ra tại phiên khai mạc của kỳ họp về việc xem xét số phận của nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhất là loài cá ngừ đỏ diễn ra ngày 15/3 tại Doha, Quatar.
Kỳ họp sẽ kéo dài đến ngày 25/3, 175 nước thành viên của Cites sẽ xem xét 42 đề xuất ghi tên những loài mới vào danh mục những động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Từ khi ra đời năm 1975, Cites đã điều chỉnh việc buôn bán của khoảng 34.000 loài động thực vật hoang dã.
Với 5 triệu USD/năm để thực hiện sứ mệnh bảo vệ các loài động thực vật, Cites bảo đảm rằng số tiền này là chưa đủ và đưa ra yêu cầu là tăng thêm kinh phí cho việc này ngay trong năm nay.
Willem Wijnstekers, Tổng thu ký Cites cảnh báo: "Không có nguồn tài chính hợp lý, Cites có nguy cơ đánh mất các loài động thực vật mà chúng tôi rất coi trọng."
Để có thể bảo đảm sự bảo vệ các loài động thực vật có nguy có tuyệt chủng bởi sự phá hủy hệ sinh thái, đánh bắt và khai thác rừng bừa bãi, cần phải tăng số tiền lên 30%, nhằm giúp đỡ nhất là các nước đang phát triển tôn trọng các quy định và cấm buôn bán các loài động vật được bảo vệ.
Cũng tại kỳ họp lần này, việc đưa cá ngừ đỏ vào phụ lục I của Cites đang được nghiên cứu. Nếu được đa số các nước thành viên Cites thông qua, cá ngừ đỏ sẽ nằm trong danh sách các loài động vật bị cấm buôn bán quốc tế.
Số phận của 4 loài cá mập, cũng như san hô cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp, với sự tham gia của 1.500 đại biểu đến từ 150 nước trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội khoa học./.
Yêu cầu này được đưa ra tại phiên khai mạc của kỳ họp về việc xem xét số phận của nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhất là loài cá ngừ đỏ diễn ra ngày 15/3 tại Doha, Quatar.
Kỳ họp sẽ kéo dài đến ngày 25/3, 175 nước thành viên của Cites sẽ xem xét 42 đề xuất ghi tên những loài mới vào danh mục những động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Từ khi ra đời năm 1975, Cites đã điều chỉnh việc buôn bán của khoảng 34.000 loài động thực vật hoang dã.
Với 5 triệu USD/năm để thực hiện sứ mệnh bảo vệ các loài động thực vật, Cites bảo đảm rằng số tiền này là chưa đủ và đưa ra yêu cầu là tăng thêm kinh phí cho việc này ngay trong năm nay.
Willem Wijnstekers, Tổng thu ký Cites cảnh báo: "Không có nguồn tài chính hợp lý, Cites có nguy cơ đánh mất các loài động thực vật mà chúng tôi rất coi trọng."
Để có thể bảo đảm sự bảo vệ các loài động thực vật có nguy có tuyệt chủng bởi sự phá hủy hệ sinh thái, đánh bắt và khai thác rừng bừa bãi, cần phải tăng số tiền lên 30%, nhằm giúp đỡ nhất là các nước đang phát triển tôn trọng các quy định và cấm buôn bán các loài động vật được bảo vệ.
Cũng tại kỳ họp lần này, việc đưa cá ngừ đỏ vào phụ lục I của Cites đang được nghiên cứu. Nếu được đa số các nước thành viên Cites thông qua, cá ngừ đỏ sẽ nằm trong danh sách các loài động vật bị cấm buôn bán quốc tế.
Số phận của 4 loài cá mập, cũng như san hô cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp, với sự tham gia của 1.500 đại biểu đến từ 150 nước trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội khoa học./.
Thanh Bình (Vietnam+)